Thế giới

Từ bị cười nhạo đến “vũ khí” kiếm tiền: Một thứ của Trung Quốc bùng nổ tại Campuchia giữa làn sóng đầu tư

Tóm tắt:
  • "Có các doanh nghiệp Trung Quốc ở khắp mọi nơi", đến mức "tiếng Trung và tiếng Anh đều quan trọng như nhau", nhà ngôn ngữ học người Campuchia Um Keangseng nói
  • Hãng thông tấn AFP (Pháp) mới đây đưa tin, khi chứng kiến dòng tiền Trung Quốc đổ vào thành phố quê hương Sihanoukville của mình, nhà ngôn ngữ học người Campuchia Um Keangseng đã mở một trường ngôn ngữ để đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung ngày càng tăng
  • Học sinh Campuchia học tiếng Trung Quốc bên trong một lớp học tại trường dạy tiếng Trung Tai Zhong số 2 ở thành phố Sihanoukville
  • Ảnh: AFP Sihanoukville là nơi tiếp nhận nhiều đầu tư của Trung Quốc nhất tại Campuchia
  • "Mỗi tỉnh đều có nhà đầu tư Trung Quốc", Um Keangseng - người thành lập trường dạy tiếng Trung cách đây một thập kỷ để đáp ứng nhu cầu của thị trường - cho biết

Hãng thông tấn AFP (Pháp) mới đây đưa tin, khi chứng kiến dòng tiền Trung Quốc đổ vào thành phố quê hương Sihanoukville của mình, nhà ngôn ngữ học người Campuchia Um Keangseng đã mở một trường ngôn ngữ để đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung ngày càng tăng.

Từ bị cười nhạo đến “vũ khí” kiếm tiền: Một thứ của Trung Quốc bùng nổ tại Campuchia giữa làn sóng đầu tư- Ảnh 1.

Học sinh Campuchia học tiếng Trung Quốc bên trong một lớp học tại trường dạy tiếng Trung Tai Zhong số 2 ở thành phố Sihanoukville.

Sihanoukville là nơi tiếp nhận nhiều đầu tư của Trung Quốc nhất tại Campuchia.

"Mỗi tỉnh đều có nhà đầu tư Trung Quốc", Um Keangseng - người thành lập trường dạy tiếng Trung cách đây một thập kỷ để đáp ứng nhu cầu của thị trường - cho biết.

"Có các doanh nghiệp Trung Quốc ở khắp mọi nơi", đến mức "tiếng Trung và tiếng Anh đều quan trọng như nhau", ông nói.

Trường Tai Zhong số 2 của Um Keangseng có hơn 400 học sinh bán trú, từ tiểu học đến đại học, đang học tiếng Trung - ngôn ngữ được nói như tiếng mẹ đẻ (bản ngữ) nhiều nhất thế giới.

Người đàn ông 39 tuổi này lớn lên và học tiếng Trung từ ông bà mình, những người di cư từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

"Mọi người từng cười nhạo chúng tôi", cho rằng tiếng Trung không hữu ích bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Thái, Um Keangseng nói.

Hiện tại, nhiều học sinh cũ của ông đã bắt đầu hợp tác kinh doanh với người Trung Quốc, làm việc trong công ty Trung Quốc hoặc thậm chí trở thành nhà đầu tư.

'Sự trỗi dậy không thể ngăn cản'

Trong khi thầy giáo Um Keangseng hiển thị các ký tự tiếng Trung trên màn hình máy tính, học viên Ouk Sok Heng đã chậm rãi viết từng nét chữ.

Chàng thanh niên 18 tuổi này chưa bao giờ đặt chân đến Trung Quốc nhưng có tham vọng tiếp tục học công nghệ thông tin tại một trường đại học Trung Quốc.

"Trong tương lai, tôi muốn kinh doanh với người Trung Quốc. Sẽ dễ dàng [kiếm tiền] nếu tôi có thể nói tiếng Trung", anh cho biết.

Theo AFP, thành phố cảng Sihanoukville có rất nhiều sòng bạc, khách sạn, nhà hàng và nhà máy do người Trung Quốc sở hữu và điều hành, được mở cửa trong những năm gần đây.

Um Keangseng cho biết quốc gia nhỏ bé của ông phụ thuộc vào nguồn đầu tư nước ngoài, "đặc biệt là Trung Quốc", với ngôn ngữ là một kỹ năng quan trọng "để cùng nhau phát triển đất nước".

Từ bị cười nhạo đến “vũ khí” kiếm tiền: Một thứ của Trung Quốc bùng nổ tại Campuchia giữa làn sóng đầu tư- Ảnh 2.

Học sinh đi ngang qua một trường dạy tiếng Trung ở Sihanoukville, Campuchia.

Kỹ năng tiếng Trung mở ra nhiều cơ hội trong thành phố Sihanoukville, chẳng hạn như công việc lễ tân, học viên Kok Ravy cho biết.

"Nếu chúng tôi không nói được tiếng Trung, chúng tôi sẽ gặp khó khăn", chàng thanh niên 21 tuổi cho biết.

Nhà phân tích người Campuchia Ou Virak hy vọng người dân nước này sẽ có thể đa dạng hóa các kỹ năng ngôn ngữ của mình, mà không quên nguồn gốc và bản sắc của mình.

"Tôi muốn chúng tôi bám rễ vào tiếng Khmer và văn hóa Khmer", ông nói.

Nhưng ông cho biết, ngày càng có nhiều phụ huynh cho con em mình đi học tiếng Trung để gia tăng cơ hội việc làm và vì "quan niệm về... sự trỗi dậy không thể ngăn cản của Trung Quốc".

Các tin khác

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đề kháng thế nào?

TS.BS Phạm Lê Duy, Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hệ tiêu hóa khỏe góp phần xây dựng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus cúm.

Tiền cứ “vèo vèo” ra đi: Kiểm tra lại 5 chỗ trong nhà đang “rò tài” mà bạn không để ý

Nhiều người than “lương vẫn thế nhưng chẳng hiểu sao cuối tháng luôn cạn ví”. Không phải lúc nào cũng là do tiêu quá tay – đôi khi, chính không gian sống mới là thứ đang làm bạn thất thoát tài khí. Dưới đây là 5 vị trí trong nhà dễ gây “rò rỉ tài lộc” nếu không được bố trí đúng cách.

Thủ tướng Thái Lan nhập viện

Người phát ngôn chính phủ Thái Lan Jirayu Houngsub cho biết, Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã phải nhập viện vào đêm 24/4 do sốt cao.

Sắp khai mạc triển lãm Quốc tế Giấy và Bao Bì Việt Nam 2025

Từ 07 - 09/5 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế WTC Expo tỉnh Bình Dương sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế Giấy và Bao bì Việt Nam – VPPE 2025 do Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Hiệp hội Bao bì Việt Nam và Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam chủ trì tổ chức.