Công nghệ

Vật thể rơi từ Mặt Trăng xác nhận khám phá sốc của tàu Trung Quốc

Theo Space.com, thiên thạch Tây Bắc Phi 16286 vừa được nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi TS Joshua Snape từ Đại học Manchester (Anh) xác nhận là một thiên thạch Mặt Trăng có niên đại lên tới 2,35 tỉ năm tuổi.

Đó là một tảng đá vũ trụ nặng 311 g, được tìm thấy ở châu Phi năm 2023.

Nhóm nghiên cứu đã xác định niên đại của vật thể thú vị này dựa trên sự phân rã của các đồng vị chì chứa trong nó.

"Tuổi tác và thành phần của nó cho thấy hoạt động núi lửa vẫn tiếp diễn trên Mặt Trăng trong suốt khoảng thời gian này" - TS Snape nói.

Các mảnh của thiên thạch Tây Bắc Phi 16286, mà mẫu Mặt Trăng từ "thời kỳ bị lãng quên - Ảnh: ĐẠI HỌC MANCHESTER

Các mảnh của thiên thạch Tây Bắc Phi 16286, mà mẫu Mặt Trăng từ "thời kỳ bị lãng quên - Ảnh: ĐẠI HỌC MANCHESTER

Nghiên cứu mới này - vừa được trình bày tại Hội nghị Goldschmidt ở Prague (Czech) - cũng cho thấy có một quá trình sinh nhiệt đang diễn ra bên trong Mặt Trăng, có khả năng là do các nguyên tố phóng xạ phân rã và sinh ra nhiệt trong thời gian dài.

Thiên thạch này là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh lịch sử của Mặt Trăng, lấp đầy khoảng trống kiến thức gần một tỉ năm của chúng ta về giai đoạn mà các nhà khoa học gọi là "thời kỳ bị lãng quên" của thiên thể này.

Thiên thạch này trẻ hơn nhiều so với các mẫu vật 3,1 đến 4,3 tỉ tuổi được mang về Trái Đất bởi các sứ mệnh Apollo của NASA, Luna của Liên Xô và Hằng Nga 6 của Trung Quốc; nhưng già hơn những mẫu đá 1,9 tỉ năm tuổi được Hằng Nga 5 (cũng của Trung Quốc) mang về.

Điều quan trọng là thiên thạch 16286 có nguồn gốc núi lửa, với phân tích địa hóa cho thấy nó hình thành khi một dòng dung nham từ sâu bên trong Mặt Trăng phun trào lên bề mặt và đông cứng lại.

Nó chứa các tinh thể olivin tương đối lớn, hàm lượng titan vừa phải và hàm lượng kali cao. Các đồng vị chì của nó cũng chỉ ra một nguồn núi lửa sâu dưới lòng đất có tỉ lệ uranium/chì cao bất thường.

Lượng uranium dồi dào này, cùng với nhiệt lượng mà nó tạo ra khi trải qua quá trình phân rã phóng xạ, là một manh mối tiềm năng về nguyên nhân hoạt động núi lửa vẫn được duy trì trong 1 tỉ năm sau khi các đợt hoạt động núi lửa chín của Mặt Trăng đã kết thúc.

Thiên thạch này cũng xác nhận khám phá của tàu Trung Quốc Hằng Nga 5 trước đó, với các mẫu vật được lấy từ phía xa của Mặt Trăng, nơi núi lửa hoạt động trong 123 triệu năm qua.

Cùng nhau, mẫu thiên thạch châu Phi và mẫu Hằng Nga 5 cho thấy Mặt Trăng của chúng ta vẫn duy trì hoạt động địa chất, ít nhất là theo từng đợt, cho đến tận ngày nay.

Nói cách khác, Mặt Trăng gần như chắc chắn không phải một tảng đá "chết" như các nhà khoa học từng nghĩ.

Các tin khác

Hành trình khởi nghiệp ‘nghẹt thở" của CEO 9X tỷ đô từng bỏ học

MỸ - Bỏ học đại học giữa chừng, cứu startup thoát cửa tử bằng tinh thần ‘làm đến cùng’, chàng trai trẻ người Mỹ Wes Schroll đã biến Fetch từ một ứng dụng suýt phá sản thành công ty công nghệ tiêu dùng trị giá 2,5 tỷ USD (khoảng 65,3 nghìn tỷ đồng).

Mẹo chiên khoai tây giòn, lâu ỉu

Một số mẹo chiên khoai tây được gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tạo ra thành phẩm hoàn hảo: Miếng khoai vàng, bên ngoài giòn bên trong mềm mại, để lâu không ỉu.

Fami Go - Lựa chọn dinh dưỡng cân bằng để khởi đầu ngày mới

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầu ngày nhanh gọn nhưng vẫn đủ đầy các nhóm dưỡng chất của người trẻ bận rộn, Fami Go mang đến giải pháp cho bữa sáng tiện lợi, trọn vẹn với 4 dưỡng chất đạm, bột đường, chất béo và vitamin cần thiết.

Nên xem xét tạm đình chỉ danh hiệu NSND, NSƯT với nghệ sĩ vi phạm quảng cáo

Trước thực trạng nhiều NSND, NSƯT quảng cáo thẩm mỹ gắn mác phong thủy, chuyên gia truyền thông cho rằng ngoài chế tài hành chính như phạt tiền, gỡ nội dung, yêu cầu xin lỗi công khai, cần bổ sung các hình thức kỷ luật nghề nghiệp, nhất là đối với nghệ sĩ mang danh hiệu do Nhà nước phong tặng.