Công nghệ

Vì sao lừa đảo chỉ muốn biết số CCCD và số thẻ ngân hàng của nạn nhân?

Tóm tắt:
  • Kẻ lừa đảo thường nhắm đến số CCCD và thẻ ngân hàng để giả mạo nạn nhân.
  • Các phương thức lừa đảo bao gồm phishing qua email và gọi giả mạo ngân hàng.
  • Thông tin CCCD và thẻ ngân hàng có thể bị sử dụng để vay tiền trực tuyến và làm giả tài liệu.
  • Kẻ lừa đảo có thể thực hiện nhiều hoạt động gian lận, gây tổn hại đến danh tiếng nạn nhân.
  • Cần bảo vệ thông tin cá nhân và báo cáo ngay khi phát hiện hành vi mạo danh.

Theo Federal Trade Commission, hiện nay, số CCCD và số thẻ ngân hàng là hai thông tin quan trọng mà kẻ lừa đảo nhắm đến vì chúng có thể được sử dụng để giả mạo nạn nhân và tạo gian lận.

Có nhiều cách lừa đảo dụ dỗ nạn nhân để lấy số CCCD và số thẻ ngân hàng:

Vì sao lừa đảo chỉ muốn biết số CCCD và số thẻ ngân hàng của nạn nhân?- Ảnh 1.

Phishing qua email hoặc tin nhắn: Lừa đảo có thể gửi tin nhắn giả mạo, yêu cầu nạn nhân cung cấp số CCCD và số thẻ ngân hàng để "xác minh tài khoản" hoặc nhận ưu đãi.

Gọi điện giả mạo ngân hàng: Kẻ lừa đảo gọi, giả làm nhân viên ngân hàng, yêu cầu số CCCD và số thẻ để "giải quyết vấn đề tài khoản”.

Sau khi lấy được ảnh thẻ CCCD và thẻ ngân hàng của nạn nhân, kẻ lừa đảo có thể tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp như:

1. Sử dụng thông tin cá nhân để vay tiền trực tuyến

Kẻ lừa đảo có thể sử dụng thông tin CCCD và thẻ ngân hàng của nạn nhân để đăng ký vay trực tuyến, điều này có thể khiến bạn mắc nợ không đáng có và gây ra tranh chấp pháp lý.

2. Làm giả CCCD để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

Kẻ lừa đảo có thể sử dụng thông tin nhận dạng của bạn để làm giả thẻ căn cước rồi xử lý các giao dịch cho thuê xe, vay ngân hàng , thế chấp bất động sản và các giao dịch kinh doanh khác. Điều này không chỉ làm xấu hồ sơ tín dụng của nạn nhân mà còn có thể khiến nạn nhân vướng vào nhiều tranh chấp pháp lý.

3. Hoạt động gian lận

Kẻ lừa đảo có thể sử dụng thông tin nhận dạng của nạn nhân để thực hiện nhiều hoạt động gian lận khác nhau, chẳng hạn như mạo danh nạn nhân để vay tiền người thân và bạn bè, điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến các mối quan hệ xã hội và danh tiếng của nạn nhân.

4. Rửa tiền và các hoạt động lừa đảo khác

Những kẻ lừa đảo cũng có thể sử dụng thông tin nhận dạng và thẻ ngân hàng của nạn nhân để thực hiện các hoạt động tội phạm như rửa tiền, khiến nạn nhân trở thành mục tiêu điều tra của cảnh sát và thậm chí có thể phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý.

Cần bảo vệ thông tin CCCD và số thẻ ngân hàng

Do đó, để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của mình, mọi người không nên tiết lộ thông tin CCCD và thẻ ngân hàng cho người khác. Nếu không may gặp phải nguy cơ rò rỉ thông tin hoặc gian lận viễn thông, kịp thời gọi điện báo cảnh sát và liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý. 

Đồng thời, nếu phát hiện có người mạo danh thông tin nhận dạng của mình, nên báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để được giải quyết sớm nhất có thể.

Các tin khác

SMIC bị điều tra

Các điều tra viên đã khám xét 34 địa điểm và thẩm vấn 90 người để phục vụ cuộc điều tra quy mô lớn liên quan đến 11 công ty công nghệ Trung Quốc, trong đó có SMIC.

Chuyển khoản nhầm hơn 130 triệu, người nhận từ chối trả lại sau đó huỷ thẻ, khoá tài khoản: Toà án phán quyết ngân hàng có trách nhiệm hoàn tiền

Một người đàn ông tại Bắc Kinh đã vô tình chuyển khoản nhầm hơn 37.000 Nhân dân tệ (~ 130 triệu VND) vào tài khoản của một người lạ. Tuy nhiên, sau khi phát hiện sự cố và liên hệ để yêu cầu hoàn tiền, người nhận không những từ chối mà còn nhanh chóng huỷ thẻ và khoá tài khoản ngân hàng.

Nhiều tài khoản ngân hàng bị các nhà băng đưa vào diện nghi ngờ lừa đảo

BIDV cho biết, hiện nhà băng này có nhiều nguồn cơ sở dữ liệu được kết nối nhất, liên quan đến danh sách tài khoản nghi ngờ lừa đảo. Theo đó, khi khách hàng nhập số tài khoản người nhận, trường hợp phát hiện tài khoản nằm trong danh sách nghi ngờ gian lận, hệ thống lập tức bật thông báo về việc tài khoản nhận có thể thuộc danh sách nghi ngờ rủi ro và cảnh báo khách hàng cân nhắc khi thực hiện giao dịch.