Thế giới

Vì sao ông Trump áp đặt thuế quan đối ứng lên các quốc gia?

Tóm tắt:
  • Tổng thống Donald Trump công bố thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu và thuế quan bảo hộ cho mọi hàng hóa vào Mỹ.
  • Các nhà kinh tế cảnh báo thuế quan đối ứng làm xáo trộn thương mại toàn cầu và tăng chi phí cho người tiêu dùng.
  • Thuế quan đối ứng nhằm cân bằng tác động từ thuế không công bằng của các quốc gia khác đối với hàng hóa Mỹ.
  • Một nhóm 15 quốc gia gọi là "Dirty 15" bị ảnh hưởng lớn nhất bởi các chính sách thuế mới của Mỹ.
  • Các chuyên gia dự đoán thuế quan có thể làm tăng giá tiêu dùng, nhưng mức tăng vẫn chưa rõ ràng.

Hôm 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% với ô tô nhập khẩu và thuế đối ứng với mọi quốc gia. Ngoài ra, Tổng thống Trump công bố mức thuế ít nhất 10% đối với hầu hết mọi hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, cộng thêm mức thuế thậm chí còn cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thâm hụt thương mại cao nhất với Mỹ.

Một số nhà kinh tế cho rằng mức thuế đối ứng do Mỹ đưa ra làm xáo trộn thương mại toàn cầu và làm tăng chi phí đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp trong nước.

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế quan đối ứng vào ngày 2/4. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế quan đối ứng vào ngày 2/4. (Ảnh: Reuters)

Thuế quan đối ứng là gì?

Thuế quan đối ứng là loại thuế áp dụng để đáp trả hoặc cân bằng lại tác động của loại thuế khác, trợ cấp hoặc chính sách thương mại không công bằng từ quốc gia khác. Loại thuế này thường áp dụng trong thương mại quốc tế để bảo vệ lợi ích kinh tế, duy trì sự cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Ví dụ, nếu quốc gia bất kỳ đánh thuế 6% đối với sản phẩm giày da do Mỹ sản xuất, ông Trump sẽ đánh thuế giày dép của quốc gia đó với mức thuế tương tự.

Hiện tại, Mỹ và nhiều đối tác thương mại tính phí thông qua mức thuế khác nhau đối với cùng một sản phẩm. Ví dụ, Đức áp đặt mức thuế cao hơn đối với phương tiện sản xuất tại Mỹ so với mức thuế mà Washington tính cho xe nhập khẩu của Đức.

Ông Alex Jacquez - giám đốc chính sách và vận động tại Groundwork Collaborative cho hay: "Thuế đối ứng có nghĩa là nếu một quốc gia áp thuế cao hơn chúng ta đối với một số sản phẩm nhất định, chúng ta sẽ nâng thuế lên mức tương đương”.

Điều đó sẽ rất phức tạp về mặt hành chính do có hàng chục nghìn mã xác định mức thuế đối với nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Ông Jacquez nhấn mạnh: "Việc thiết lập thuế quan đối ứng trên mọi danh mục sản phẩm với mọi đối tác thương mại sẽ hoàn toàn không khả thi với năng lực hành chính của chúng tôi".

Các chuyên gia khác cho rằng mục tiêu không phải là thúc đẩy công ty nước ngoài chuyển sản xuất sang Mỹ hay tạo ra doanh thu liên bang mà nó gây áp lực lên những quốc gia thực hiện thỏa thuận thương mại.

Thuế quan đối ứng có giống với thuế quan theo quốc gia không?

Thay vì áp đặt thuế quan đối ứng hoàn hảo, Nhà Trắng công bố mức thuế quan cụ thể của quốc gia hiệu chỉnh theo sự mất cân bằng thương mại của họ với Mỹ.

Hôm 2/4, ông Trump cho biết chính quyền của ông sẽ áp đặt thuế quan đối ứng ở mức khoảng một nửa mức thuế mà những quốc gia áp lên Mỹ. Nhà Trắng từng sử dụng công thức tính tổng tất cả hoạt động thương mại mà họ cho là không công bằng từ những quốc gia khác, bao gồm thao túng tiền tệ, thuế quan và rào cản khác.

Cựu quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden, ông Alex Jacquez cho biết: "Họ có thể sẽ đưa ra tỷ lệ hỗn hợp không có đi có đi có lại theo sản phẩm. Nhưng họ sẽ có đi có lại bằng cách nói rằng thuế quan của họ cao hơn trung bình 10% so với chúng tôi, vì vậy chúng tôi sẽ áp đặt thuế quan 10% trên toàn bộ hàng hóa".

Nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi thuế đối ứng. (Ảnh: BLOOMBERG)

Nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi thuế đối ứng. (Ảnh: BLOOMBERG)

Cách tiếp cận đó có thể dẫn đến việc Mỹ đánh thuế sản phẩm của những quốc gia khác với tỷ lệ khác nhau.

Ông Jacquez nói thêm: "Nó sẽ đánh vào rất nhiều sản phẩm rất khác nhau, vì nó cân bằng theo quốc gia chứ không phải theo nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Đó là nơi các biến chứng sẽ phát sinh và bạn có thể thấy các quốc gia có thể trả đũa chúng tôi".

"Dirty 15" là ai?

Các quan chức chính quyền ông Trump chọn ra một nhóm quốc gia và đặt tên là "Dirty 15", ám chỉ đến 15% số quốc gia dự kiến bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thuế quan đối ứng mới do thặng dư thương mại của họ với Mỹ.

Những quốc gia này chiếm khối lượng lớn giao dịch của Mỹ. Chủ tịch Hội đồng Kinh tế quốc gia Kevin Hassett cho rằng Nhà Trắng đang nhắm mục tiêu vào 10 đến 15 quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ. Tuy nhiên, ông Hassett từ chối nêu tên những quốc gia này.

Phó Giám đốc kinh tế toàn cầu tại Capital Economics Simon Macadam nhấn mạnh mục tiêu có thể bao gồm đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ như Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Việt Nam. Năm 2024, thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ trên toàn cầu nằm ở những quốc gia sau: Trung Quốc (295,4 tỷ USD); Liên minh châu Âu (235,6 tỷ USD); Mexico (171,8 tỷ USD); Việt Nam (123,5 tỷ USD); Ireland (86,7 tỷ USD)...

Thuế đối ứng khiến giá tiêu dùng tăng?

Hiện tại, vẫn chưa rõ mức thuế đối ứng mà Mỹ có thể tính là bao nhiêu, dù nhiều nhà phân tích của UBS lưu ý khoản thuế áp dụng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump nhỏ hơn và chủ yếu nhắm vào Trung Quốc.

Các chuyên gia cho biết thuế quan đối ứng có thể sẽ làm tăng giá tiêu dùng khi nhiều công ty tìm cách bảo vệ tỷ suất lợi nhuận. Mức giá tiêu dùng tăng bao nhiêu vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, mức giá vẫn có thể giảm sâu nếu Tổng thống Trump giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối ứng sau các cuộc đàm phán thương mại. Nhưng khi không có sự thay thế tốt cho loại hàng hóa cụ thể thì chi phí tiêu dùng có thể sẽ tăng mạnh hơn.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (8/4), khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có sương mù nhẹ, trời có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác, ban ngày nhiều mây, ít mưa. Dự báo hình thái thời tiết này còn duy trì ở miền Bắc đến ngày 11/4. Từ 12/4, miền Bắc có thể đón không khí lạnh. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, ngày nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Người trẻ nghiện mạng xã hội

Theo báo cáo “Cuộc sống số của người Việt Nam” (Digital life among Vietnamese) vừa được Q&Me phát hành, bạn trẻ trong nhóm tuổi từ 18-29 tuổi, đa phần (31%) dành 2-3 giờ mỗi ngày cho mạng xã hội, 20% sử dụng mạng xã hội trong 3-4 giờ mỗi ngày, 19% cho biết họ đang tiêu thụ các nội dung trên mạng xã hội trong hơn 5 tiếng mỗi ngày. Đáng chú ý, thời lượng dành cho các nền tảng truyền thông xã hội đặc biệt cao ở những người trong độ tuổi 20.

4 ngôi sao bị ghét nhất

Dù là ngôi sao hạng A nhưng Dương Dương, Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, Thành Nghị đều vướng bê bối, nhiều yêu sách trong quá trình hợp tác bị người hâm mộ tẩy chay.

Doanh nghiệp đào vàng lớn nhất Việt Nam đang làm ăn ra sao?

Trong bối cảnh giá vàng liên tục lập đỉnh mới, doanh nghiệp đào vàng lớn nhất Việt Nam cũng ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động khai thác. Tuy nhiên, có doanh nghiệp lại ghi nhận doanh thu bằng 0 vì giấy phép khai thác vàng hết hạn.

Trở lại ngôi vị giàu nhất thế giới, Elon Musk nắm giữ khối tài sản kỷ lục

Sau hai năm xếp thứ hai, Elon Musk chính thức giành lại vị trí người giàu nhất hành tinh trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2025. Không chỉ sở hữu khối tài sản kỷ lục 342 tỷ USD, Musk còn vươn lên thành một nhân vật có tầm ảnh hưởng chính trị lớn tại Mỹ, trở thành cố vấn thân cận của Tổng thống Donald Trump

Đòn chí mạng vào Kim Soo Hyun

Kim Soo Hyun tổ chức buổi họp báo kéo dài 30 phút phủ nhận việc quen Kim Sae Ron ở độ tuổi vị thành niên. Nhưng sau đó, phía nam diễn viên bất ngờ lại thừa nhận việc này.

Ca khúc châm biếm môi trường mạng hiện nay

Nhạc Việt sôi động hơn bao giờ hết với những ca khúc màu sắc riêng, từ việc tận dụng drama, lan tỏa nét đẹp văn hóa đến tạo cú hích nhờ hướng đi khác biệt hoàn toàn của Hieuthuhai.