Xã Hội

Vụ tàu Cát Linh - Hà Đông "dột nước": "Lỗ hổng" về công tác bảo dưỡng?

Hôm nay 21.5, trao đổi với Thanh Niên, TS Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông, Trưởng đại diện văn phòng tư vấn OCG (Nhật Bản), đánh giá việc đoàn tàu tuyến đường sắt đô thị (metro) Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) xảy ra tình trạng nước chảy tong tỏng khiến khách hàng phải che ô là "vấn đề tương đối nghiêm trọng".

Vụ tàu Cát Linh - Hà Đông 'dột nước': Lộ 'lỗ hổng' về công tác bảo dưỡng? - Ảnh 1.

Hành khách che ô khi một toa tàu Cát Linh - Hà Đông bị "dột nước" vào ngày 19.5

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Điều này dù không ảnh hưởng đến tính an toàn khi tàu điện lưu thông nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ, sự thoải mái của hành khách khi đi tàu.

Theo TS Bình, việc thoát nước điều hòa không ổn định dẫn đến chảy nước xuống dưới toa hành khách không phải là vấn đề khó về mặt kỹ thuật nên có thể xử lý được.

"Tình trạng này cần phải xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để xảy ra lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nhận định của người dân về chất lượng dịch vụ giao thông công cộng. Chúng ta vẫn ca ngợi đi tàu metro mát mẻ, thoải mái, dễ chịu hơn đi xe máy, xe buýt thì phải đảm bảo được điều đó", ông Bình nói.

TS Bình cho rằng, việc tàu điện Cát Linh - Hà Đông "dột nước" đã bộc lộ "lỗ hổng" về công tác bảo dưỡng, duy tu đối với loại hình vận tải hành khách công cộng này.

"Công tác duy tu, bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong duy trì chất lượng dịch vụ và xa hơn nữa là duy trì độ an toàn của tàu đường sắt đô thị. Cho nên, cần chú trọng công tác này trong thời gian tới", ông Bình khuyến cáo.

Một chuyên gia giao thông (đề nghị ẩn danh) cho biết, tình trạng chảy nước điều hòa cũng xảy ra ở các đoàn tàu điện nước ngoài nhưng hy hữu hơn ở Việt Nam. Bởi lẽ, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên khi bắt đầu vào mùa hè, rêu mốc phát triển rất mạnh trong đường ống thoát nước điều hòa.

Chuyên gia này nhìn nhận có thể do đường ống bị rêu mốc nhưng lâu ngày không được duy tu nên cản trở hệ thống thoát nước điều hòa, khiến nước bị dâng rồi chảy tràn xuống toa tàu.

"Bản chất sâu xa của vụ việc này không phải là do thiết bị, mà do đơn vị vận hành không lường trước được đến thời điểm nào thì phải làm việc gì. Do đó, nguyên nhân chủ quan còn có thể do năng lực duy tu, bảo dưỡng của đội ngũ kỹ thuật chưa đáp ứng được khi xuất hiện sự cố sau nhiều năm đưa đoàn tàu vào khai thác thương mại", vị chuyên gia này đánh giá.

Như Thanh Niên đã đưa tin, trong ngày 19 và 20.5, 2 đoàn tàu tuyến metro Cát Linh - Hà Đông xảy ra tình trạng "dột nước" khiến hành khách bức xúc.

Theo một lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chảy nước từ điều hòa xuống toa tàu. Tính cả thời gian vận hành thử thì hệ thống tàu đã vận hành nhiều năm. Việc chảy nước điều hòa chỉ là sự cố thông thường, không liên quan đến chất lượng, mức độ an toàn khi tàu vận hành.

Được biết, để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Hanoi Metro sẽ báo cáo thành phố, đề xuất cho phép lập Dự án trung tu gắn với đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật của đoàn tàu, hệ thống trang thiết bị vận hành trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Tuyến metro Cát Linh - Hà Đông có 12 nhà ga, được khai thác thương mại hồi tháng 11.2021. Quá trình vận hành, tàu metro Cát Linh - Hà Đông  đã nhiều lần gặp sự cố kỹ thuật khiến tàu phải dừng lại.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Giá xăng dầu cùng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 12/6, giá xăng dầu đồng loạt tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 13 lần, giảm 11 lần.

Người cao huyết áp nên làm gì sau khi thức dậy?

Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não, chiếm khoảng 80% trường hợp song diễn biến âm thầm, khó kiểm soát. Vậy, với người huyết áp cao nên làm gì sau khi thức dậy?

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Trong sáng nay (10/6), mưa to còn tiếp tục ở một số tỉnh miền Bắc, từ trưa chiều nay, mưa giảm nhanh. Những ngày tới, miền Bắc có thể ít mưa. Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kích thích gió mùa tây nam hoạt động mạnh khiến Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to vào chiều tối các ngày 10-11/6.

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Sáng nay (6/6), giá vàng trong nước đồng loạt tăng trở lại. Theo đó, vàng miếng SJC tiến sát mốc 118 triệu đồng/lượng và duy trì cao hơn giá vàng nhẫn 1,2 - 4 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng.

Phong cách sống thượng lưu đích thực tại Flamingo Majestic Island Resort

Khi giá trị bất động sản không nằm ở vị trí, tiện ích mà còn ở sự giới hạn tinh hoa, Flamingo Majestic Island Resort được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng nghỉ dưỡng dành cho những người thành công, biết tận hưởng và trân quý giá trị của thiên nhiên.

7 điều làm nên danh tiếng nệm Kymdan

Ra đời từ năm 1954, sau 7 thập kỷ, Kymdan trở thành thương hiệu nệm cao su thiên nhiên lớn tại Việt Nam nhờ tập trung vào giá trị cốt lõi - chất lượng sản phẩm.

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (4/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC lại quay về quanh mốc 117 triệu đồng/lượng.