Sức khỏe - Đời sống

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá

Tóm tắt:
  • Ăn cá 2-3 lần mỗi tuần giúp hấp thu omega-3, cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ.
  • Cá nhỏ ít bị nhiễm kim loại nặng hơn so với cá lớn như cá ngừ và cá mập.
  • Không ăn da cá để giảm hấp thụ kim loại nặng và các chất béo không lành mạnh.
  • Nghiên cứu cho thấy người ăn cá có điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra nhận thức.
  • Hạn chế ăn cá cùng với các biến chứng khác như viêm để bảo vệ sức khỏe.

Cá từ lâu đã được biết đến như một thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho tim mạch, não bộ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn cá đúng cách có thể cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa các bệnh lý về nhận thức như sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, khi môi trường biển ở nhiều nước bị ô nhiễm, việc tiêu thụ cá cũng tiềm ẩn nguy cơ tiếp xúc với các kim loại như thủy ngân, chì hay cadmium - có thể gây hại cho hệ thần kinh nếu tích tụ lâu dài.

Dưới đây là 3 thay đổi đơn giản nhưng hiệu quả khi ăn cá mà bạn có thể áp dụng ngay:

1. Ăn cá 2-3 lần mỗi tuần

Theo bác sĩ gia đình Lý Tư Hiền (Trung Quốc), ăn cá ở mức độ hợp lý - khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần - sẽ giúp cơ thể hấp thu đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là axit béo omega-3, đồng thời hỗ trợ cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ. Đây là mức tiêu thụ vừa đủ để cân bằng giữa lợi ích dinh dưỡng và nguy cơ tiếp xúc với kim loại nặng.

Khảo sát Dinh dưỡng và Sức khỏe Mỹ xem xét dữ liệu của hơn 3.000 người từ 60 tuổi trở lên và phân tích mối liên hệ giữa tần suất ăn cá, lượng omega-3 trong khẩu phần ăn và nồng độ kim loại nặng trong máu. Kết quả cho thấy, những người ăn cá ít nhất 2 lần một tháng có điểm số cao hơn rõ rệt trong các bài kiểm tra nhận thức so với nhóm không ăn cá. Đặc biệt, lợi ích này vẫn duy trì ngay cả khi người tham gia có tiếp xúc với kim loại nặng ở mức độ nhất định.

ca hoi.jpg
Bạn không nên ăn quá nhiều cá mỗi tuần. Ảnh minh họa: Ban Mai

2. Ưu tiên ăn cá nhỏ 

Theo China Times, một trong những nguy cơ chính khi ăn cá là tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, đặc biệt là khi ăn các loài cá lớn như cá kiếm, cá mập hay cá ngừ đại dương - vốn nằm ở đỉnh chuỗi thức ăn và dễ nhiễm độc. Để giảm rủi ro này, bác sĩ Lý khuyên nên mọi người chọn những loại cá nhỏ bằng lòng bàn tay. Cá nhỏ không chỉ giàu omega-3 mà còn có hàm lượng kim loại nặng thấp hơn nhiều so với cá lớn.

Mẹo đơn giản là nếu một con cá có thể đặt gọn gàng trong một cái đĩa, thấy rõ đầu và đuôi thì đó là cá nhỏ và nên ưu tiên dùng.

3. Hạn chế ăn da cá

Một mẹo để giảm hấp thụ kim loại nặng là không ăn da cá vì phần này có thể chứa nhiều kim loại nặng hơn thịt cá. Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, khi chiên cá hồi đã bỏ da, lượng kim loại nặng trong món ăn giảm đến 40% so với khi chiên nguyên cá có da. Vì vậy, loại bỏ da trước khi chế biến, đặc biệt khi áp chảo hoặc chiên, là cách hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, da cá có thể chứa nhiều chất béo, khi tiêu thụ quá mức có thể gây viêm và các vấn đề sức khỏe khác. 

3 không khi ăn mít

3 không khi ăn mít

Bạn sẽ nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng khi ăn mít nhưng không nên dùng quá nhiều cùng lúc và không ăn khi đói.
3 không khi ăn khoai tây

3 không khi ăn khoai tây

Bạn không được ăn khoai tây xanh, đã nảy mầm; không để khoai tây chín ở nhiệt độ phòng quá lâu…
Bác sĩ giải thích cách chữa bệnh ‘màu xanh không đường, màu đen nửa đường’

Bác sĩ giải thích cách chữa bệnh ‘màu xanh không đường, màu đen nửa đường’

TRUNG QUỐC - Bác sĩ Lý Thụy Văn cho biết, uống "trà xanh không đường, trà đen nửa đường" có thể giảm ho nhưng dùng quá nhiều sẽ gây mất ngủ.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (8/4), khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có sương mù nhẹ, trời có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác, ban ngày nhiều mây, ít mưa. Dự báo hình thái thời tiết này còn duy trì ở miền Bắc đến ngày 11/4. Từ 12/4, miền Bắc có thể đón không khí lạnh. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, ngày nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

NSND Tự Long khóc khi nói về Soobin Hoàng Sơn

Soobin Hoàng Sơn công bố nhiều cột mốc quan trọng trong sự nghiệp tại fanmeeting ở Hà Nội tối 6/4. NSND Tự Long góp mặt, không giấu được sự xúc động khi chia sẻ về đàn em.

Người trẻ nghiện mạng xã hội

Theo báo cáo “Cuộc sống số của người Việt Nam” (Digital life among Vietnamese) vừa được Q&Me phát hành, bạn trẻ trong nhóm tuổi từ 18-29 tuổi, đa phần (31%) dành 2-3 giờ mỗi ngày cho mạng xã hội, 20% sử dụng mạng xã hội trong 3-4 giờ mỗi ngày, 19% cho biết họ đang tiêu thụ các nội dung trên mạng xã hội trong hơn 5 tiếng mỗi ngày. Đáng chú ý, thời lượng dành cho các nền tảng truyền thông xã hội đặc biệt cao ở những người trong độ tuổi 20.

Cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khi giải thể cấp huyện, cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Động lực nào thúc đẩy GDP quý I tăng cao nhất trong 6 năm qua?

GDP quý I năm nay ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,28%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm.

Công an mật phục bắt nhóm đối tượng mua bán ma túy ở phòng trọ

Nghi ngờ phòng trọ ở thôn Xuân Hòa, xã Phong Nẫm (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) có dấu hiệu nghi vấn hoạt động phạm tội liên quan đến ma túy. Công an xã Phong Nẫm đã mật phục, bắt 3 đối tượng về tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Tin xem nhiều