Thế giới

Ấn Độ - Pakistan: Nguồn cơn tranh chấp kéo dài 80 năm và căng thẳng "rình rập" 2 cường quốc hạt nhân

Tranh chấp lâu đời về quyền sở hữu Kashmir là nguyên nhân chính gây ra xung đột giữa hai quốc gia. Mối quan hệ giữa hai nước quốc gia trở nên phức tạp hơn đáng kể sau vụ tấn công khủng bố ở Pahalgam vào ngày 22/4/2025.

Kể từ năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã trải qua 3 cuộc chiến tranh lớn cùng hàng loạt vụ đụng độ quân sự, phần lớn xoay quanh tranh chấp tại khu vực Kashmir. Mâu thuẫn càng trở nên sâu sắc kể từ thập niên 1980, khi phong trào nổi dậy ở Kashmir bùng phát và Pakistan thừa nhận có hỗ trợ một số nhóm vũ trang ly khai.

Nguyên nhân xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan

Nguyên nhân trực tiếp:

Ngày 22/4/2025, tại Pahalgam nằm ở vùng Kashmir của Ấn Độ, đã xảy ra một vụ tấn công khủng bố khiến 26 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương, chủ yếu là du khách Ấn Độ.

Mặt trận Kháng chiến (TRF) ủng hộ việc tách Kashmir khỏi Ấn Độ, được coi là một nhánh của nhóm chiến binh Pakistan Lashkar-e-Taiba (LeT), bị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệt vào danh sách khủng bố năm 2005, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Đây là vụ tấn công gây nhiều thương vong nhất cho dân thường kể từ vụ khủng bố Mumbai băm 2008.

Ấn Độ cáo buộc Pakistan đứng sau vụ này, và đêm ngày 7/5/2025 quân đội Ấn Độ đã tuyên bố phát động Chiến dịch Sindoor, tiến hành 24 cuộc tấn công bằng tên lửa vào 9 mục tiêu ở Pakistan, bao gồm các doanh trại quân đội và trung tâm hậu cần ở Muzaffarabad và Punjab nằm ở khu vực Jammu và Kashmir thuộc phần lãnh thổ do Pakistan kiểm soát, cũng như trên lãnh thổ của Pakistan. 

Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết các cuộc tấn công chỉ nhằm vào cơ sở hạ tầng của bọn khủng bố trên lãnh thổ Pakistan, không nhằm vào dân thường. Pakistan thì cho rằng cuộc tấn công đã khiến 26 thường dân thiệt mạng và làm bị thương 46 người. 

Để đáp trả các cuộc tấn công của Ấn Độ, Pakistan đã đóng cửa không phận và tuyên bố sẽ tấn công trả đũa. Pakistan cho biết quân đội của họ đã phá hủy một số trạm kiểm soát của Ấn Độ, trong đó có Chhatri, Jura và Sarliya-1, bắn hạ 5 máy bay chiến đấu của Ấn Độ. Bảy thường dân ở Kashmir thuộc Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc pháo kích của Pakistan và 35 người khác bị thương.

Nguyên nhân sâu xa:

Tháng 8/1947, sau khi Ấn Độ thuộc Anh giành được độc lập, Ấn Độ được phân chia thành hai quốc gia độc lập là Ấn Độ (chủ yếu là Phật giáo) và Pakistan (chủ yếu là Hồi giáo), quy chế của tiểu bang Jamu và Kashmir không được quyết định. Vào thời điểm đó, vùng lãnh thổ này có thể sáp nhập vào một trong hai quốc gia hoặc độc lập. 

Tộc trưởng Kashmir lúc đó là Maharaja Hari Singh, ban đầu muốn tuyên bố độc lập, nhưng phải đối mặt với cuộc nổi loạn của người Hồi giáo và cuộc xâm lược của các bộ lạc Pashtun từ Pakistan, buộc ông phải nhờ Ấn Độ giúp đỡ. 

Ngày 26/10/1947, Maharaja buộc phải ký Đạo luật gia nhập Ấn Độ và sau đó New Dehli đã cử quân sang Tiểu bang Jammu và Kashmir giúp Maharaja Hari Singh đẩy lùi quân xâm lược. Cuộc chiến này nhanh chóng phát triển thành Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần thứ nhất. Từ đó trở đi, Jammu và Kashmir trở thành một tiểu bang của Ấn

Một phần của Kashmir cũng tồn tại như một thực thể nhà nước tự quản thuộc về Pakistan. Ngày 24/10/1947, phần lãnh thổ này chính thức công bố hoạt động như một “chính phủ lưu vong”. Mối quan hệ giữa Azad Kashmir, tên gọi của phần lãnh thổ Kashmir thuộc Pakistan với Pakistan đã được thắt chặt bằng một loạt hiệp định kts kết từ năm 1949 đến năm 1958.

Azad Kashmir bao gồm ba quận và mười tiểu quận có dân số khoảng 4,5 triệu người và trung tâm hành chính được đặt tại Muzaffarabad. Cấu trúc dân tộc và văn hóa của khu vực này khác với người Hồi giáo nói tiếng Kashmir ở thung lũng Kashmir có mối quan hệ gần gũi với Ấn Độ, dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa người Kashmir và những người ủng hộ độc lập.

Tháng 1/1949, giao tranh chấm dứt và tháng 7 năm đó, một đường ranh giới ngừng bắn được thiết lập phân chia Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan. 

Ấn Độ - Pakistan: Nguồn cơn tranh chấp kéo dài 80 năm và căng thẳng "rình rập" 2 cường quốc hạt nhân- Ảnh 1.

Biên giới Ấn Độ - Pakistan ở Kashmir. Ảnh: Reuters

Liên Hợp Quốc đã thông qua một loạt nghị quyết kêu gọi trưng cầu dân ý để xác định quy chế tương lai của khu vực, nhưng do cả hai nước đều miễn cưỡng rút quân nên cuộc trưng cầu dân ý đã không diễn ra. Đường ranh giới này không ổn định, xung đột được chấm dứt ở cấp độ địa phương, nhưng vẫn âm ỉ giữa hai nước.

Vào các năm 1965 và 1971, các cuộc đụng độ vũ trang quy mô lớn tiếp tục xảy ra giữa hai nước. Năm 1972, các cuộc đàm phán Simla đã thiết lập một "ranh giới kiểm soát" để phân chia Kashmir.

Căng thẳng giữa hai nước vẫn tiếp diễn khi Ấn Độ củng cố quyền kiểm soát sông băng Siachen vào những năm 1980. Năm 1999, các cuộc đụng độ nổ ra ở Kargil sau khi quân đội Pakistan ủng hộ những người ly khai Kashmir. Năm 2003, một lệnh ngừng bắn mong manh đã đạt được, nhưng đã bị vi phạm nhiều lần.

Ngoài tranh chấp lãnh thổ, xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan còn do mâu thuẫn tôn giáo giữa người Hồi giáo và người theo Ấn Độ giáo sinh sống trên vùng lãnh thổ này. 

Từ năm 1951 cho đến cuối những năm 1980, quốc hội Jammu và Kashmir do Đảng Hội nghị Quốc gia, được thành lập vào những năm 1930, chi phối. Người lãnh đạo của đảng này là Sheikh Muhammad Abdullah, người có mối quan hệ chặt chẽ với cố Thủ tướng Jawaharlal Nehru, muốn biến Kashmir thành hình mẫu cho sự chung sống hòa bình của cộng đồng Hồi giáo và Ấn Độ giáo trong khuôn khổ của một đất nước Ấn Độ thế tục. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1970, sự phân cực tôn giáo và khu vực đã gia tăng.

Tháng 7/1949, tiểu bang này bị chia cắt theo đường ranh giới thành Jammu và Kashmir thuộc Ấn Độ và Azad Kashmir thuộc Pakistan. Do tiểu bang này chủ yếu là người Hồi giáo nên đã là nơi xảy ra tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Pakistan trong nhiều năm. Đường biên giới giữa lãnh thổ Ấn Độ và Pakistan được thiết lập vào năm 1972.

Đồng ý ngừng bắn, căng thẳng vẫn rình rập

Với sự trung gian của Mỹ, ngày 10/5/2025, Ấn Độ và Pakistan đã đạt được thoả thuận ngừng bắn và đồng ý bắt đầu đàm phán về nhiều vấn đề khác nhau tại một địa điểm trung lập.

Cả hai nước đều đã mở cửa không phận của mình, mở lại đường bay. Như vậy, cuộc xung đột vũ trang giữa Ấn Độ và Pakistan kéo dài bốn ngày tạm thời lắng xuống. 

Tuy nhiên căng thẳng vẫn rình rập. Phát biểu trước toàn quốc, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã cảnh báo rằng đất nước ông sẽ làm mọi thứ có thể để tự vệ nếu "bất kỳ ai thách thức nền độc lập của đất nước". Shehbaz cho biết chính phủ của ông sẽ yêu cầu điều tra nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột và sẽ không dung thứ cho "những cáo buộc vô căn cứ" chống lại Pakistan.

Ấn Độ - Pakistan: Nguồn cơn tranh chấp kéo dài 80 năm và căng thẳng "rình rập" 2 cường quốc hạt nhân- Ảnh 2.

Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri cho biết Pakistan đã nhiều lần vi phạm thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được ngày 10/5 vừa qua. Misri cảnh báo rằng lực lượng vũ trang Ấn Độ sẵn sàng "đáp trả thích đáng" và kêu gọi Pakistan giải quyết các hành vi vi phạm thỏa thuận.

Trong khi đó, Pakistan cũng cáo buộc Ấn Độ vi phạm lệnh ngừng bắn ở ở một số khu vực. Các phóng viên nước ngoài cho biết, họ vẫn nghe thầy nhiều tiếng nổ ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.

Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan kéo dài 80 năm nay là do hậu quả của chế độ thực dân Anh để lại. Cuộc xung đột này chỉ có thể giải quyết được khi loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ của nó. Khi cả hai bên đồng ý ngừng bắn, các cố gắng ngoại giao phải được tiếp tục.


Các tin khác

VietinBank thông báo quan trọng: Sẽ dừng giao dịch rút tiền, chuyển khoản đối với trường hợp khách hàng dưới đây từ ngày 1/7/2025

Từ 1/7, VietinBank sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ thanh toán/rút tiền tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử đối với khách hàng tổ chức chưa hoàn thành đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp.

Không còn là đe doạ, ông Trump quyết ấn định thuế 50% với hàng hoá EU, chỉ thời điểm là có thể cân nhắc; Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định đàm phán với các nước châu Á đang tiến triển tốt

Trong phát biểu tại Phòng Bầu dục ngày 23/5 về chủ đề thuế quan với hàng hoá nhập khẩu từ EU, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: “Tôi không tìm kiếm một thoả thuận. Chúng tôi ấn định thoả thuận và đó là 50%”.

Lần đầu tiên sau 30 năm, Walmart hồi sinh ngoạn mục nhờ AI, khiến Amazon phải chạy theo học hỏi, tương lai siêu thị biến thành nhà kho TMĐT đang đến rất gần

Từng bị Amazon vượt qua vì bỏ lỡ làn sóng TMĐT đầu tiên, Walmart giờ đây đang hồi sinh ngoạn mục nhờ tận dụng triệt để ưu thế AI khi mảng TMĐT lần đầu tiên báo lãi sau 30 năm và có tốc độ tăng trưởng gấp đôi đế chế của Jeff Bezos.

Có gì trong Khu công nghệ cao Sinh học Hà Nội gần 200ha

Khu công nghệ cao Sinh học Hà Nội có khu vực nghiên cứu và phát triển công nghệ cao (CNC), cung ứng dịch vụ CNC, ứng dụng CNC, sản xuất sản phẩm CNC... Cùng với đó là các công trình phụ trợ như văn phòng, khách sạn, bệnh viện...

Phát hiện hơn 2,5 tấn xúc xích, lạp xưởng, trứng non nhập lậu

Trạm Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai phối hợp với Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai vừa bắt giữ 2,5 tấn xúc xích, lạp xưởng, trứng gia cầm non đang trong tình trạng rã đông. Đây là những loại hàng hóa cần phải kiểm dịch động vật khi nhập khẩu.