Sức khỏe - Đời sống

Bảng chi tiêu 13 dòng của cô vợ Hà Nội khiến dân mạng đầu hàng

Cắt giảm chi tiêu là điều đầu tiên mọi người thường nghĩ đến trong trường hợp đang muốn tăng tỷ lệ tiết kiệm. Tuy nhiên, phương án này lại chỉ khả thi với những người đang vung tay quá trán hoặc tiêu tiền chưa tối ưu mà thôi. Chứ chi tiêu hợp lý rồi mà cố gắng gọt chỗ này, cắt chỗ kia để tiết kiệm thêm "vài đồng" thì lại thành ra sống khổ mất rồi.

Đó chính là cảm nhận của cộng đồng mạng khi soi từng khoản chi trong bảng chi tiêu của một cô vợ ở Hà Nội. Từng dòng đều hợp lý, vừa vặn đến mức tất cả đều đồng tình: Đừng cố cắt giảm nữa!

Bảng chi tiêu 13 dòng của cô vợ Hà Nội khiến dân mạng đầu hàng- Ảnh 1.

Bảng chi tiêu do cô vợ đăng tải

Cô cho biết thu nhập hàng tháng của cô dao động trong khoảng 18-22 triệu đồng, nhưng gần như tháng nào cũng hết vì tổng chi tiêu cố định đã tốn 17 triệu. Có 2 khoản mà cô không muốn cắt giảm đó là tiền nhà và tiền học của con. Câu hỏi mà cô đặt ra và mong "tổ tư vấn mạng" gợi ý đơn giản chỉ là: Nên cắt giảm khoản nào bây giờ?

Với cách chi tiêu như trên, nhiều người chỉ biết... thở dài rồi hỏi ngược lại: Có khoản nào không hợp lý đâu mà cắt giảm được nữa?

"Nhìn bảng chi tiêu này, mình còn đang muốn xin bí quyết của mom đây vì thấy tiêu ít quá... Thế này rồi mà còn cắt giảm nữa thì may ra chỉ có về quê sống với bố mẹ, không mất tiền thuê nhà thôi mom ạ..." - Một người bình luận.

"Tiết kiệm cỡ này rồi mà còn tính cắt giảm thêm nữa thì không ổn đâu bạn ơi. 2 vợ chồng mà tiền ăn có 2,5 triệu/tháng thì có khi còn phải tăng tiền ăn lên ấy chứ, sợ không đảm bảo sức khỏe" - Một người chia sẻ quan điểm.

"Ở Hà Nội mà chi tiêu cỡ này thì nể mom thật, ai gợi ý được cách cắt giảm nữa thì nể gấp 10, chứ mình nhìn là mình chịu luôn rồi" - Một người bày tỏ.

Chi tiêu rất hợp lý rồi, làm sao để tăng tỷ lệ tiết kiệm?

Đây là tình huống quen thuộc, đặc biệt với những người sống ở thành phố lớn, thu nhập không quá cao. Vấn đề lúc này không còn nằm ở việc kiểm soát chi tiêu nữa, mà là làm sao để tối ưu hóa nguồn thu và tối đa hóa khả năng tiết kiệm từ chính mức sống hiện tại. 

Bảng chi tiêu 13 dòng của cô vợ Hà Nội khiến dân mạng đầu hàng- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nếu cũng đang trong tình trạng chẳng biết phải cắt gọt chỗ nào trong bảng chi tiêu được nữa, bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây, biết đâu sẽ tìm được "lối ra".

1 - Tự hỏi chính mình: Tiết kiệm để làm gì?

Lời khuyên này nghe có vẻ hơi văn mẫu quá, nhưng đây là bước quan trọng nhất nếu bạn muốn nâng tỷ lệ tiết kiệm một cách bền vững. Khi không có mục tiêu rõ ràng, tiền để dành rất dễ bị tái sử dụng cho những việc không cần thiết, chẳng hạn như bù chi phí cho một chuyến đi bất ngờ hoặc nâng cấp điện thoại dù cái cũ vẫn dùng tốt. Nếu bạn biết rõ mình cần 200 triệu để khởi nghiệp, hay muốn có 50 triệu để học kỹ năng mới trong năm nay, bạn sẽ tự khắt khe hơn trong việc giữ lại từng đồng. Mục tiêu càng rõ, tiết kiệm càng dễ thành thói quen chứ không chỉ là một nỗ lực nhất thời.

2 - Tăng thu nhập từ chính công việc hiện tại

Ngoài công việc chính, không phải ai cũng có thời gian để làm freelance hay buôn bán online vào buổi tối. Nhưng ngay cả khi chỉ làm một công việc toàn thời gian, bạn vẫn có cách để tăng thu nhập. Có thể đó là đề xuất tăng lương hợp lý, chuyển nội bộ sang vị trí có đãi ngộ cao hơn, hoặc học thêm kỹ năng để nhận nhiều việc hơn, từ đó lương cũng cao hơn. 

Bảng chi tiêu 13 dòng của cô vợ Hà Nội khiến dân mạng đầu hàng- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Khi chi tiêu không còn dư địa để cắt giảm, thì chỉ có tăng thu mới giúp bạn nâng tỷ lệ tiết kiệm. Và việc tăng thu từ nền tảng công việc bạn đang có sẽ ít rủi ro, ít mệt mỏi hơn nhiều so với việc chạy thêm 1-2 công việc ngoài giờ.

3 - Phân bổ lại danh mục tiết kiệm

Nếu đã có quỹ tiết kiệm, hãy cân nhắc phân bổ một phần tiền vào các kênh đầu tư hợp lý với mức độ hiểu biết của mình: Chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp uy tín, cổ phiếu cơ bản, vàng,... 

Không nên để tiền nằm yên trong két sắt, cũng không nên dồn hết tiền vào khoản tiết kiệm gửi ngân hàng. Nếu đầu tư cần đa dạng hóa danh mục thì tiết kiệm cũng thế. Bạn có thể phân bổ tiền tiết kiệm thành 3 khoản: Tiền gửi ngân hàng, tiền mua vàng, tiền đầu tư với tỷ lệ tùy theo khẩu vị rủi ro cá nhân.

Tuy nhiên phải nhớ kỹ một điều: Hãy đầu tư với tư duy của người tiết kiệm có kế hoạch, không được ham giàu nhanh, không chạy theo đám đông và chỉ đầu tư vào những thứ bản thân hiểu rõ, hoặc chí ít là cũng không mù mờ! 

Các tin khác

Triệt phá nhóm lừa đảo, rửa tiền quy mô 1.200 tỷ đồng: Đối tượng cầm đầu chuyên code web đồi truỵ

Kết quả điều tra xác định: Các đối tượng có trình độ hoặc am hiểu, yêu thích tìm hiểu công nghệ thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc quản trị hệ thống trung gian thanh toán trái phép hoạt động online được tích hợp trực tiếp với các cổng game online trái phép - địa chỉ IP ở nước ngoài.

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 190-430 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 10.7, giá xăng dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng, trừ giá dầu mazut 180CST 3.5S.

Giá vàng quay đầu giảm

Sáng nay (10/7), giá vàng trong nước lại quay đầu giảm nhẹ. Theo đó, vàng miếng SJC mất mốc 121 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn giá vàng thế giới gần 15 triệu đồng/lượng.

Công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

Sáng 9/7, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chuẩn y đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, tham gia Ủy viên Kiểm tra Tỉnh ủy và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2020-2025.

Ông Trump gửi thông điệp cứng rắn tới ông Putin

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 cho biết ông đã phê duyệt việc gửi thêm vũ khí phòng thủ cho Ukraine, đồng thời đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, thể hiện sự thất vọng của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Giá vàng giảm đồng loạt

Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm trong bối cảnh giá thế giới có thời điểm về sát mức 3.300 USD/ounce. Tỷ giá trung tâm cũng rời ngưỡng kỷ lục thiết lập tuần trước.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (8/7), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC lùi về mốc 120,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn cao nhất 118,2 triệu đồng/lượng.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Miền Bắc sẽ có khoảng 3 ngày đầu tuần (7-9/7) duy trì thời tiết oi nóng, ít mưa, riêng Tây Bắc Bộ mưa rải rác vào chiều tối. Từ khoảng chiều tối và đêm 9/7, miền Bắc đón mưa dông diện rộng, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 3.7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm so với giá điều hành ngày 1.7.

7 nhóm người nên hạn chế ăn vải

Vải thiều ngọt, thơm, giàu dưỡng chất nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây sốt, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt nguy hiểm với người tiểu đường, trẻ nhỏ, thai phụ.