Xã Hội

Chính phủ định hướng cấp xã không quá 40 cán bộ, công chức, tỉnh có tối đa 15 sở

Tóm tắt:
  • Số biên chế cấp xã dự kiến không quá 40 cán bộ, công chức.
  • HĐND xã sẽ thành lập 2 ban gồm Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.
  • UBND xã tối đa có 4 phòng phù hợp với đặc điểm địa phương.
  • Chủ tịch HĐND kiêm nhiệm, cùng 1 Phó Chủ tịch chuyên trách sẽ được bầu.
  • Cấp tỉnh tổ chức tối đa 14 sở, riêng Hà Nội và TP.HCM nhiều nhất 15 sở.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Ban Chỉ đạo của Chính phủ), ký Công văn số 03 gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố về định hướng một số nhiệm vụ trong sắp xếp đơn vị hành chính.

Chính phủ định hướng cấp xã không quá 40 cán bộ, công chức, tỉnh có tối đa 15 sở- Ảnh 1.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (Ảnh: quochoi.vn)

Số lượng chức danh lãnh đạo cấp xã

Về chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu), Ban Chỉ đạo của Chính phủ định hướng cấp xã có HĐND và UBND. HĐND xã thành lập 2 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.

Bên cạnh đó, UBND xã được thành lập tối đa 4 phòng và tương đương phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo, gồm: Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc); Phòng Văn hóa - Xã hội; Trung tâm phục vụ hành chính công (xác định là tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã).

Trường hợp địa phương tổ chức số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp xã dưới 3 đầu mối thì có thể bố trí tăng 1 Phó Chủ tịch UBND để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo.

Bên cạnh đó, với 1 đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp), địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét quyết định số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cho phù hợp hoặc không tổ chức các phòng chuyên môn theo hướng dẫn chung (trừ các Ban của HĐND hiện có), mà phân công công chức chuyên môn trực tiếp đảm nhiệm các vị trí việc làm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã mới.

Trường hợp xã không tổ chức các phòng chuyên môn thuộc UBND, Chính phủ cũng giao UBND tỉnh thẩm quyền quyết định tăng biên chế so với số lượng biên chế cán bộ, công chức cấp xã hiện nay để thực hiện các nhiệm vụ mới chuyển giao từ cấp huyện.

" Dự kiến số lượng biên chế mỗi xã không quá 40 cán bộ, công chức, trong đó tập trung cho công chức trực tiếp đảm nhiệm các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác chính quyền ", công văn nêu rõ.

Về số lượng chức danh lãnh đạo, Ban Chỉ đạo của Chính phủ định hướng lãnh đạo HĐND xã gồm Chủ tịch (chức danh kiêm nhiệm) và 1 Phó Chủ tịch (chức danh chuyên trách).

Lãnh đạo UBND cấp xã có Chủ tịch (chức danh chuyên trách) và 2 Phó Chủ tịch (1 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND; 1 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công).

Các Ban của HĐND có Trưởng ban (chức danh kiêm nhiệm) và 1 Phó Trưởng ban (chức danh chuyên trách).

Các phòng và tương đương của UBND có Trưởng phòng (chức danh chuyên trách hoặc do Phó Chủ tịch UBND kiêm nhiệm) và 1 cấp phó (chức danh chuyên trách).

Trường hợp cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) và không tổ chức các phòng chuyên môn thì số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã có thể bố trí tăng thêm 1 Phó Chủ tịch để bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành của chính quyền trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Cấp tỉnh tổ chức tối đa 14 sở, riêng Hà Nội và TP.HCM tối đa 15 sở

Về cơ cấu tổ chức, chính quyền cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu cơ bản giữ nguyên như mô hình hiện nay.

Cụ thể, cấp tỉnh có HĐND và UBND. Trong đó, HĐND cấp tỉnh tổ chức 3-4 ban chuyên môn giúp việc.

Theo đó, HĐND tỉnh thành lập 3 ban, gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội (đối với tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể thành lập thêm Ban Dân tộc).

HĐND thành phố trực thuộc Trung ương thành lập 4 ban (Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Đô thị) theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh tổ chức tối đa 14 sở và tương đương (riêng TP Hà Nội và TP.HCM tổ chức tối đa 15 sở và tương đương) theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc tổ chức cơ quan thuộc HĐND, cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc UBND ở cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được thực hiện nhập nguyên trạng các cơ quan thuộc HĐND cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh phù hợp với quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trường hợp HĐND ở một trong các tỉnh trước khi sắp xếp có tổ chức Ban Dân tộc thì HĐND tỉnh sau sắp xếp cũng được tổ chức ban chuyên môn này để hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ 2021-2026, sau đó thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.

Công văn hướng dẫn cũng nêu rõ nhập nguyên trạng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương. Đối với các cơ quan chuyên môn đặc thù thuộc UBND cấp tỉnh thì việc tổ chức do chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sắp xếp xem xét, quyết định phù hợp quy định.

Ban Chỉ đạo Chính phủ giao UBND tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của đơn vị hành chính để quyết định số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cho phù hợp (nhưng không vượt quá 4 phòng và tương đương).

Các tin khác

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam khóc nghẹn

Trước đêm chung khảo toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2024, thí sinh Bùi Thùy Nhiên chia sẻ với PV Tiền Phong câu chuyện xúc động về người cha quá cố. Cô mang theo kỷ vật của cha đến cuộc thi như một lời nhắc nhở bản thân. Trần Minh Thu - cô gái đến từ Kon Tum - cũng kể câu chuyện đặc biệt về gia đình.

Hòa Minzy gặp sự cố

Hòa Minzy xin lỗi vì không thể tham gia phiên livestream cùng Đức Phúc và Erik. Ca sĩ đặt 3 chuyến bay khứ hồi nhưng kế hoạch đều bị đổ bể.

Cô gái Ninh Thuận giấu bố mẹ đi thi Hoa hậu Việt Nam

Nguyễn Thị Yến Vy sinh năm 2005 đến từ Ninh Thuận đang tham dự vòng chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024. Cô cho biết đã giấu gia đình đăng ký dự thi. Yến Vy đang tích cực tập luyện, chuẩn bị cho đêm chung khảo toàn quốc.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu

Nhiều nhà băng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu, bất động sản... Chuyên gia cho rằng, nợ xấu tăng và còn nhiều thách thức trong xử lý.

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu khi dùng điện mặt trời mái nhà sẽ được công nhận chứng chỉ xanh khi vào các thị trường có yêu cầu cao trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng.

Thêm 4 mặt hàng nông sản xuất chính ngạch sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam.