Sức khỏe - Đời sống

Chồng kiếm 50 triệu/tháng, đi ở rể để bố mẹ vợ bao nuôi, mỗi tháng gửi 18 triệu cho nhà nội

Mới đây trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm quản lý chi tiêu, tâm sự của một cô vợ về chuyện tiền bạc với chồng khiến nhiều người phải thốt lên: Đúng là trên đời, chuyện gì cũng có thể xảy ra được.

Nội tình câu chuyện thậm chí còn khiến cộng đồng mạng phải bày tỏ sự ngưỡng mộ, nể phục cho sự bao dung, nhẫn nại của cô vợ…

Người chồng có 1-0-2

Tình hình của gia đình này có thể tóm tắt như sau: Hiện tại, vợ chồng cô và con đang sống ở nhà ông bà ngoại. Thu nhập hàng tháng của chồng cô không dưới 50 triệu, nhưng anh không chịu đóng góp tiền ăn, chi phí sinh hoạt cho bố mẹ vợ dù đang ở nhà bố mẹ vợ. Đến cả tiền học tiếng Anh cho con, anh cũng "mặc cả" với vợ. Dẫu vậy hàng tháng, người chồng luôn đều đặn gửi 18 triệu đồng cho bên nội - là bố mẹ ruột của anh.

Chồng kiếm 50 triệu/tháng, đi ở rể để bố mẹ vợ bao nuôi, mỗi tháng gửi 18 triệu cho nhà nội- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

"Vợ chồng mình với con (bé 6 tuổi) dọn về ở với ông bà ngoại cũng được 3 năm rồi. Mình là con 1, bố mẹ mình cũng dư dả nên ông bà không nề hà chuyện tiền nong, con gái với cháu về ở cùng là ông bà rất vui. Chưa bao giờ bố mẹ yêu cầu hay có ý yêu cầu vợ chồng mình đóng tiền sinh hoạt hàng tháng nhưng mình vẫn chủ động gửi bố mẹ tiền ăn.

Chồng mình thì thu nhập ít nhất cũng 50 triệu/tháng, con số cụ thể thì mình không rõ. Xưa giờ tiền lo cho con cũng là tiền của mình, thi thoảng ông bà ngoại hỗ trợ. Hàng tháng mình biết chồng vẫn gửi ít nhất 18 triệu về nhà nội để ông bà trả nợ.

Gần đây mình có bảo chồng là đưa cho ông bà ngoại 3 triệu/tháng, thì anh nói bảo còn phải lo cho ông nội tiền này tiền kia. Mình bắt đầu thấy ức chế khi tháng này đóng 6,3 triệu học tiền học tiếng Anh cho con thì chồng mình bắt đầu mặc cả. Bảo nếu anh đóng tiền học tiếng Anh cho con thì mình đóng tiền học hè của con là 6 triệu/tháng. Mình cũng đành, chẳng biết nói gì thêm vì anh bảo khả năng của anh chỉ đến thế thôi…

Mình thắc mắc mình có đang dại quá không, nếu các mom có người chồng như chồng mình thì các mom sẽ làm thế nào nhỉ? Rất mong mọi người chia sẻ góc nhìn với mình, đặc biệt là các anh ạ…" - Cô vợ trải lòng.

Chồng kiếm 50 triệu/tháng, đi ở rể để bố mẹ vợ bao nuôi, mỗi tháng gửi 18 triệu cho nhà nội- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người chỉ biết thở dài vì chưa từng thấy người chồng nào như trường hợp này. Bên cạnh đó, cũng có người bày tỏ rằng nghe xong câu chuyện cô vợ kể, họ thấy… bản thân may mắn, thấy chồng mình cũng "không đến nỗi nào".

"Em nói thật, dại như bác thì không ai dại bằng… Không hiểu sao mà chịu được người chồng như vậy. 3 năm trời ở nhà ông bà ngoại mà không chịu đóng 1 đồng, lại còn mặc cả với vợ tiền học của con nữa. Trong khi thu nhập cũng cao chứ có phải thấp đâu, đến chịu thật. Nghe xong tự nhiên thấy chồng mình cũng chưa đến nỗi nào" - Một người thẳng thắn chia sẻ.

"Mình nói thật mong bạn đừng buồn, cũng đừng mếch lòng. Chứ bố mẹ bạn nuôi bạn xong giờ còn nuôi cả chồng cả con bạn nữa, ông bà có thể không thiếu tiền và cũng rất vui vẻ hỗ trợ con gái, nhưng bạn cũng nên nghĩ cho bố mẹ bạn. Con rể như vậy không bố mẹ nào vui với yên tâm được đâu. Nên nói chuyện nghiêm túc với chồng bạn ạ, vì mình vì con và cũng vì bố mẹ mình nữa chứ thế này, mình thấy chồng bạn đang rất coi thường bố mẹ vợ đấy" - Một người phân tích.

"Đi ở rể để bố mẹ vợ lo hết xong mang hết tiền lo cho bố mẹ đẻ, bạn thấy vậy là bình thường, là chưa cần gay gắt à? Mình thì thấy không ổn" - Một người khác chung quan điểm.

Vợ chồng bất đồng chuyện tiền bạc, phải làm sao?

1 - Đi tìm gốc rễ vấn đề

Không ít cặp vợ chồng tưởng rằng mình cãi nhau vì một khoản chi tiêu nào đó nhưng thực chất, mâu thuẫn về quan điểm xài tiền chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Đằng sau đó là sự khác biệt trong giá trị sống, thói quen tài chính, cảm giác bất an về vai trò trong gia đình, hoặc thậm chí là những kỳ vọng chưa được nói ra.

Trước khi tìm cách khắc phục, điều quan trọng nhất có lẽ là cả hai phải nhận diện được gốc rễ của vấn đề. Nếu không, mỗi lần nói về tiền sẽ là một lần mâu thuẫn lặp lại dù con số trong tài khoản có là bao nhiêu đi chăng nữa.

2 - Lập ngân sách chung một cách rõ ràng và minh bạch

Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm xung đột tài chính giữa hai vợ chồng là cùng nhau xây dựng một ngân sách chung. Đơn cử là việc xác định rõ mỗi tháng chi bao nhiêu, cho việc gì, khoản nào là thiết yếu, khoản nào dành cho sở thích cá nhân, khoản nào để tiết kiệm và đầu tư,...

Chồng kiếm 50 triệu/tháng, đi ở rể để bố mẹ vợ bao nuôi, mỗi tháng gửi 18 triệu cho nhà nội- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Khi mọi thứ đã được thống nhất rõ ràng, những cuộc tranh luận kiểu "tại sao em lại mua cái này?", "lý do gì anh sắm cái kia?",... sẽ giảm đi đáng kể vì mọi chi tiêu đều đã được định hướng từ trước. Ngân sách rõ ràng cũng giúp tạo cảm giác cân bằng trong việc đóng góp tài chính, mỗi người biết mình có trách nhiệm gì, có quyền quyết định ở mức nào. Quan trọng hơn, nó cho thấy rằng vợ chồng đang đồng hành cùng nhau chứ không phải đang ở 2 chiến tuyến đối nghịch.

3 - Thiết lập quỹ chi tiêu cá nhân

Một sai lầm phổ biến khiến vợ chồng mâu thuẫn về tiền là gộp tất cả tài chính vào một mối và kiểm soát lẫn nhau.

Thực tế, bên cạnh tài khoản chung để chi tiêu cho gia đình, mỗi người nên có một khoản riêng, có thể không nhiều nhưng đủ để cảm thấy mình vẫn có quyền tự do cá nhân.

Điều này đặc biệt quan trọng khi một người không đi làm hoặc thu nhập thấp hơn người còn lại. Một chút tự do tài chính lành mạnh sẽ nuôi dưỡng sự tôn trọng và thoải mái trong hôn nhân, hơn là khiến cả hai phải luôn xin phép hoặc báo cáo cho nhau mọi khoản chi tiêu nhỏ.

4 - Trò chuyện để tìm ra giải pháp chứ không đổ lỗi

Những cuộc nói chuyện về tiền bạc rất dễ biến thành cuộc thảo luận xem ai đúng, ai sai, người này đổ lỗi cho người kia, hoặc cố gắng kiểm soát đối phương,... Nhưng nếu nghĩ sâu và nghĩ rộng hơn, việc phân định đúng - sai trong hoàn cảnh này chỉ khiến mâu thuẫn thêm dày, tình cảm vợ chồng càng dễ sứt mẻ.

Thế nên học cách nói với nhau về tiền mà không công kích, không đổ lỗi là một kỹ năng sống còn trong hôn nhân. Phải nhớ cuộc đối thoại về tiền không nên là một cuộc chiến, mà là quá trình cùng nhau tìm tiếng nói chung dù ban đầu có thể mỗi người một quan điểm, một suy nghĩ chẳng giống nhau.

Các tin khác

TP HCM sẽ đổi tên 24 bệnh viện

Sau khi sáp nhập 3 địa phương, số bệnh viện ở TP HCM tăng từ 134 lên 164 song tỉ lệ giường bệnh/vạn dân lại giảm từ 42 xuống còn 35

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 190-430 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 10.7, giá xăng dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng, trừ giá dầu mazut 180CST 3.5S.

Tiểu thương ở chợ Phùng Khoang bức xúc vì bị "vạ lây" vụ thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Nhiều tiểu thương buôn bán thịt lợn ở chợ Phùng Khoang (Hà Nội) tỏ ra bức xúc vì bị "vạ lây" khi cơ quan chức năng thông tin thu giữ số lượng lớn thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Trong khi đó, Ban quản lý chợ khẳng định, khu vực thu giữ thịt lợn mắc bệnh là kiot tự phát nằm phía ngoài, không thuộc quản lý ở chợ Phùng Khoang.