Giáo dục

Con gái 7 tuổi mê vẽ rắn còn đoạt cả giải thưởng, bố mẹ tự hào nhưng cô giáo xem xong lập tức cau mày: "Báo cảnh sát đi!"

Trong nhiều trường hợp, trẻ không nói ra suy nghĩ thật của mình không phải vì giấu giếm, mà đơn giản vì còn quá nhỏ, khả năng diễn đạt còn hạn chế. Thay vì lời nói, chúng sẽ chọn một phương thức khác để "giao tiếp" và vẽ tranh là một trong số đó.

Hội họa là bộ môn nghệ thuật thị giác. Thông qua những hình khối, màu sắc, trẻ có thể thể hiện thế giới nội tâm của mình theo một cách rất riêng. Đôi khi, người lớn không hiểu hết, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ không đang lên tiếng.

Thiến Thiến là con gái 7 tuổi của một người phụ nữ họ Lý (Trung Quốc). Thiến Thiến là một đứa trẻ khá nhút nhát, hướng nội và không thích tiếp xúc với người lạ. Nhưng từ nhỏ, Thiến Thiến lại rất yêu thích vẽ tranh. Nhìn thấy sở thích của con, cô Lý đã đăng ký cho con học một lớp mỹ thuật. Không chỉ giúp kỹ năng hội họa cải thiện rõ rệt, những bức vẽ của Thiến Thiến còn liên tục được giáo viên chọn mang đi dự thi và giành giải.

Tưởng như đó là niềm vui lớn, cho đến một ngày, cô Lý để ý thấy con gái mình hay vẽ rắn với đủ loại, đủ hình thù. Những bức tranh ấy có phần u tối, với gam màu trầm và thường có thêm nhiều con vật lạ lùng vây quanh. Nhưng cô Lý chỉ nghĩ đó là bài tập sáng tạo ở lớp học, không có gì đáng lo. Một trong số các bức tranh rắn đó thậm chí còn giúp Thiến Thiến đoạt giải thưởng. Cô Lý càng thêm tự hào.

Con gái 7 tuổi mê vẽ rắn còn đoạt cả giải thưởng, bố mẹ tự hào nhưng cô giáo xem xong lập tức cau mày: "Báo cảnh sát đi!"- Ảnh 1.

Thế nhưng, tất cả suy sụp chỉ trong một buổi chiều.

Một người bạn của cô Lý là giáo viên dạy tâm lý ghé chơi và vô tình nhìn thấy bức tranh đoạt giải của Thiến Thiến. Khi cô Lý khoe đó là "tác phẩm xuất sắc" của con gái, người bạn ấy lập tức tái mặt, hoảng hốt nói: "Có khả năng ở trường Thiến Thiến đã gặp phải một vài tổn thương. Cậu nên cho con bé đi gặp bác sĩ tâm lý và gọi cảnh sát đi".

Cô Lý chết lặng. Bối rối và hoang mang, cô quyết định đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý. Sau một thời gian trị liệu, Thiến Thiến dần mở lòng và tiết lộ rằng cô bé từng bị bạn bè bắt nạt ở trường. Vì sợ hãi, bé không dám nói với ai mà chỉ có thể gửi gắm cảm xúc qua những nét vẽ.

Lúc này, cô Lý mới nhận ra: con bé vẫn luôn kêu cứu, chỉ là theo một cách mà người lớn không nhận ra.

Khi con "nói" bằng tranh vẽ, cha mẹ chớ làm ngơ

Không phải tự nhiên mà trẻ lại chọn vẽ tranh làm cách thể hiện bản thân. Trên thực tế, mỗi nét vẽ, mỗi gam màu, mỗi hình ảnh trong tranh đều ẩn chứa những tín hiệu tinh tế về cảm xúc, tính cách và trạng thái tâm lý của trẻ.

1. Cảm xúc thể hiện qua bố cục tranh

Trẻ nhỏ chưa có khả năng diễn đạt cảm xúc rõ ràng bằng lời nói hay ngôn ngữ cơ thể như người lớn. Vì thế, hội họa là một trong những "ngôn ngữ" đặc biệt mà trẻ dùng để thể hiện cảm xúc. Những đứa trẻ có tâm trạng tốt thường sẽ vẽ tranh rõ ràng, bố cục gọn gàng, màu sắc tươi sáng. Trong khi đó, những đứa trẻ đang buồn, lo lắng hay bất an sẽ thể hiện qua những bức tranh lộn xộn, tối màu hoặc nhiều hình ảnh đáng sợ.

Con gái 7 tuổi mê vẽ rắn còn đoạt cả giải thưởng, bố mẹ tự hào nhưng cô giáo xem xong lập tức cau mày: "Báo cảnh sát đi!"- Ảnh 2.

2. Màu sắc nói lên phần nào tính cách

Mỗi đứa trẻ sẽ có xu hướng lựa chọn một hoặc một vài màu sắc yêu thích khi vẽ. Theo nhiều chuyên gia tâm lý, màu sắc này có thể phản ánh phần nào cá tính và tâm lý của trẻ:

- Trẻ hay chọn màu đỏ thường là người nhiệt huyết, vui vẻ.

- Trẻ hay chọn màu xanh dương có xu hướng bình tĩnh, suy nghĩ sâu sắc.

- Trẻ thường vẽ bằng màu đen, xám hoặc các tông màu trầm có thể đang mang tâm trạng tiêu cực, lo âu hoặc sợ hãi.

3. Hình ảnh thể hiện suy nghĩ sâu kín

Trẻ thường vẽ những gì chúng nghĩ trong đầu, có khi là người chúng yêu quý, thứ chúng mong muốn hoặc điều gì đó đang khiến chúng lo lắng. Một món đồ chơi muốn có nhưng chưa được mua, một người bạn làm tổn thương mình, hay thậm chí là cảm xúc lạc lõng cũng có thể được "mã hóa" qua những hình ảnh cụ thể trong tranh.

Không phải bức tranh nào kỳ lạ cũng là dấu hiệu xấu. Nhưng nếu cha mẹ thấy con mình vẽ lặp đi lặp lại một chủ đề, hình ảnh kỳ quặc, màu sắc tối tăm, hãy đừng bỏ qua. Đó có thể là những tiếng gọi thầm lặng mà trẻ đang gửi gắm. Bởi đôi khi, trong một thế giới chưa thể nói bằng lời, vẽ là cách con đang hét lên: "Con cần được lắng nghe".

Các tin khác

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Tài xế có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn?

Hành vi rời khỏi hiện trường sau tai nạn nếu nhằm trốn tránh trách nhiệm có thể bị xem xét là tình tiết tăng nặng. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

Với thế mạnh từ công nghệ, cùng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, TPBank Premier Banking - Dịch vụ dành cho khách hàng ưu tiên của TPBank thu hút giới tinh hoa nhờ công nghệ bảo mật, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm riêng biệt.

Jack Ma bất ngờ tái xuất

Dù không phát biểu chính thức, sự xuất hiện của Jack Ma được ví như “màn tái xuất của ngôi sao”.