Kinh tế

Doanh thu dịch vụ TP HCM tăng vọt nhờ sự kiện 50 năm thống nhất đất nước

Tóm tắt:
  • Doanh thu bán lẻ và dịch vụ ở TP HCM tăng mạnh nhờ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 128.886 tỷ đồng, tăng gần 38% so với năm ngoái.
  • Doanh thu dịch vụ ăn uống và lưu trú tăng lần lượt 86% và 97% so với cùng kỳ.
  • Sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài có dấu hiệu tích cực, tăng tương ứng 11% và 78%.
  • Tuy nhiên, môi trường kinh doanh xấu đi với số doanh nghiệp mới giảm 23,5%.

Theo báo cáo của Chi cục Thống kê TP HCM, ngành dịch vụ địa phương sôi động trong tháng 4 khi các chuỗi sự kiện Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước được triển khai quy mô lớn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 128.886 tỷ đồng, tăng gần 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng doanh thu từ dịch vụ ăn uống và lưu trú lần lượt tăng trên 86% và gần 97% so với cùng kỳ. Nhiều khách sạn tại trung tâm TP HCM kín phòng cho thuê trong tuần cao điểm dịp lễ 30/4. Dịch vụ lữ hành nhờ đó thu về hơn 7.000 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ và 10 lần so với tháng 4 của các năm trước (2021, 2022 và 2023).

Doanh thu vận tải hành khách cũng tăng gần 60% so với cùng kỳ. Dịp cao điểm lễ 30/4-1/5, trung bình mỗi ngày cảng hàng không Tân Sơn Nhất có 750 chuyến bay, với khoảng 122.000 hành khách. Ngoài ra, nhiều sự kiện quy tụ đông người dân, du khách cũng giúp bán lẻ khởi sắc, tăng xấp xỉ 29%.

Một tiệm bán bò nướng ở TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn

Một tiệm bán bò nướng ở TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn

Ngoài dịch vụ, công nghiệp cũng là điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP HCM, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp chủ động đẩy nhanh tiến độ sản xuất đơn hàng trước thời hạn 90 ngày hoãn thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump, nhằm hạn chế rủi ro, chi phí và thuế quan bất lợi.

Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng TP HCM ước tăng 20%. Riêng lưu trú, ăn uống tăng 42,2% và du lịch lữ hành 38,2%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng xấp xỉ 8% - mức cao nhất 4 năm qua. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng hơn 78% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, theo Chi cục Thống kê, môi trường kinh doanh của địa phương chưa chuyển biến tích cực. Số doanh nghiệp mới tham gia thị trường giảm 23,5%, trong khi lượng rút lui tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các tin khác

Quy trình bầu chọn Giáo hoàng mới

Giáo hoàng mới được bầu thông qua Mật nghị Hồng y, sự kiện diễn ra sau cánh cửa đóng kín tại Nhà nguyện Sistine và chỉ các Hồng y dưới 80 tuổi được tham gia.

Bốn món ngon từ tôm đồng

Tôm đồng nấu canh bầu, rang tóp mỡ, nộm rau muống, cuốn rau tươi mát vừa chiều vị giác, vừa giải nhiệt và bổ sung canxi cho cơ thể.

Dự án đường Hồ Chí Minh qua 4 tỉnh phía Nam vừa "lỡ hẹn" về đích

Công trình đường Hồ Chí Minh nối các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An có chiều dài gần 73km, vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng. Dự kiến đường cho thông xe kỹ thuật vào dịp lễ 30/4 nhưng đã lỡ hẹn do địa phương vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Bình Dương khai thác ‘báu vật’ bị lãng quên

Thừa hưởng lợi thế tự nhiên từ sông Sài Gòn - “báu vật” nhưng chưa tận dụng khai thác đúng mức, tỉnh Bình Dương đang từng bước triển khai chiến lược phát triển đô thị, dịch vụ, kinh tế đêm,...nhằm tái thiết không gian sống để khai thác tiềm năng quý giá này.

Lý do chỉ số giá tiêu dùng tăng

Giá thuê nhà, giá thực phẩm và đồ ăn, uống tăng… là những nguyên nhân chính “kéo” chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,07% so với tháng trước.