Giáo dục

Gần 3 tháng "siết" dạy thêm học thêm: Vẫn liên tiếp xảy ra vi phạm

Tóm tắt:
  • Thông tư 29 hạn chế dạy thêm, chỉ cho học sinh yếu kém, giỏi hoặc ôn thi cuối cấp học thêm trong trường.
  • Giáo viên không được thu tiền dạy thêm cho học sinh chính khoá và cấm dạy thêm văn hoá tiểu học.
  • Nhiều vi phạm vẫn xảy ra, như trung tâm dạy thêm hoạt động không đúng quy định và giáo viên dạy thêm thu tiền cho học sinh lớp chính khoá.
  • Phụ huynh lo ngại chất lượng và an toàn trung tâm học thêm nhưng vẫn cho con học để tránh bị thua thiệt.
  • Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm, tăng chất lượng dạy chính khoá và không khoan nhượng trong quản lý dạy thêm.

Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT áp dụng thực tế kể từ ngày 14/2 với nhiều điểm mới, trong đó hạn chế các đối tượng học thêm trong nhà trường. Thay vì tất cả học sinh có thể học thêm trong nhà trường như trước thì nay chỉ còn học sinh yếu kém, học sinh giỏi, học sinh ôn thi cuối cấp được học thêm.

Giáo viên được quyền dạy thêm ở các trung tâm ngoài nhà trường tuy nhiên không được dạy thêm đối với học sinh chính khoá trên lớp có thu tiền. Không được dạy thêm các môn văn hoá đối với học sinh tiểu học.

Bộ GD&ĐT quyết liệt yêu cầu các địa phương chỉ hướng dẫn để thực hiện nghiêm quy định mới.

Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai đã liên tiếp xảy ra các vụ việc vi phạm quy định.

Chị Đỗ Thục Anh, có con học lớp 6 một trường THCS tại quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, trước khi áp dụng thông tư về dạy thêm học thêm, con cùng các bạn trong lớp học thêm theo nhóm tại nhà của giáo viên. Sau khi có quy định mới, con được đổi lịch ra trung tâm học các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, mỗi môn tuần 2 buổi với mức học phí 2 triệu/tháng. Tuy nhiên, cách đây ít ngày, sau khi một trung tâm dạy thêm ở quận bị đình chỉ thì con cũng được thông báo tạm thời nghỉ học một thời gian.

“Trường tổ chức học chính khoá 1 buổi/ngày, buổi còn lại học thêm ở trung tâm. Dù mình không muốn cho con theo học nhưng cũng lo, có thể cô dạy kiến thức cũng cố chương trình, con bị hụt so với các bạn nên đành phải đưa đón đến trung tâm học thêm rất phiền”, chị Thục Anh nói.

Phụ huynh băn khoăn về việc cho con học thêm tại các trung tâm không đảm bảo quy định về ánh sáng, phòng cháy chữa cháy, bàn ghế... nhưng không học lại sợ thua thiệt so với bạn bè.

Phụ huynh băn khoăn về việc cho con học thêm tại các trung tâm không đảm bảo quy định về ánh sáng, phòng cháy chữa cháy, bàn ghế... nhưng không học lại sợ thua thiệt so với bạn bè.

Cũng tại quận Đống Đa (Hà Nội), mới đây đoàn kiểm tra liên ngành đã đình chỉ hoạt động đối với Trung tâm bồi dưỡng văn hoá Việt Nga do có nhiều sai phạm liên quan đến dạy thêm học thêm.

Điều đáng nói, thời điểm kiểm tra, trung tâm này đã đóng cửa cho học sinh nghỉ học. Đoàn kiểm tra thông tin, có khoảng 600 đơn xin học thêm của học sinh các khối thuộc cấp THCS xin học tại trung tâm. Đoàn kiểm tra cũng làm việc với Trường THCS Láng Thượng, trường được cho là đa số học thêm đăng ký học sinh học thêm tại trung tâm để xác minh, làm rõ việc tuân thủ các quy định liên quan dạy thêm, học thêm.

Bà Trịnh Đan Ly, Trưởng phòng GD&ĐT quận Đống Đa cho biết, ngay sau đó, Phòng GD&ĐT đã mời hiệu trưởng Trường THCS Láng Thượng đến báo cáo sự việc đồng thời quán triệt tất cả các trường học trên địa bàn tuân thủ nghiêm các quy định về dạy thêm học thêm.

Sự việc đình chỉ trung tâm dạy thêm khoảng 600 học sinh ở quận Đống Đa chưa lắng xuống, thì Trường THCS Văn Yên (quận Hà Đông) lại phát hiện một số giáo viên dạy thêm tại một trung tâm gần trường, trong đó có giáo viên dạy thêm chính học sinh của lớp chính khoá.

Ban giám hiệu Trường THCS Văn Yên đã báo cáo gửi Phòng GD&ĐT quận Hà Đông giải trình sự việc đồng thời yêu cầu giáo viên viết bản tường trình để xử lý theo đúng quy định.

Bà Trương Thị Liên, Hiệu trưởng Trường THCS Văn Yên cho biết, đơn vị đã họp để trao đổi về những vi phạm về dạy thêm của giáo viên, còn xử lý như thế nào thuộc thẩm quyền của đơn vị quản lý.

Trước đó, tại TP Hồ Chí Minh, cơ quan chức năng cũng phát hiện trung tâm dạy thêm học sinh tiểu học núp bóng lớp kỹ năng.

Lịch học của một trung tâm học thêm tại quận Đống Đa (Hà Nội) được phân theo lớp như ở trường học. Phụ huynh cho rằng, nếu chỉ tự nguyện đăng ký học thêm, sẽ không có chuyện cả lớp cùng đi học.

Lịch học của một trung tâm học thêm tại quận Đống Đa (Hà Nội) được phân theo lớp như ở trường học. Phụ huynh cho rằng, nếu chỉ tự nguyện đăng ký học thêm, sẽ không có chuyện cả lớp cùng đi học.

Theo phản ánh của phụ huynh, thực tế có những lớp học thêm trước đó đóng cửa sau thông tư 29 nhưng cũng có nhiều nơi tìm cách lách quy định như: Học sinh viết đơn tình nguyện học; giáo viên đổi chéo học sinh cho nhau; học văn hoá núp bóng luyện chữ đẹp…

Khó quản dạy thêm, học thêm?

Nhiều ý kiến cho rằng, dạy thêm học thêm xuất phát từ nhu cầu thực tế nên có cung ắt có cầu, rất khó để quản lý thực hiện đúng quy định. Người học luôn có nhu cầu học để giỏi hơn, người dạy cũng có nhu cầu mở lớp để tăng thêm thu nhập. Phụ huynh vẫn có tâm lý “hơn thua”, khi con chưa vào lớp 1 đã muốn đọc thông viết thạo, phải tìm lớp học tiền tiểu học. Hay con đang học tiểu học lại muốn tìm lớp để học thêm, luyện thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, xin vào “lớp chọn”. Học sinh được luyện để dự thi rất nhiều cuộc thi về toán, tiếng Anh…

Đặc biệt, tại Hà Nội, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT nhiều năm nay được cho là cam go, căng thẳng hơn thi đại học để giành suất học trường công.

Hiệu trưởng một trường THCS cho rằng, tỉ lệ đỗ trường công có hạn, học sinh sẽ phải cạnh tranh nhau bằng điểm số nên không có cách nào khác ngoài việc học. Khi nhà trường mới chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày, số tiết/môn học ít buộc học sinh sẽ phải học thêm để nâng cao chất lượng.

Theo hiệu trưởng này, quy định dạy thêm trong trường học hiện nay đang "bỏ rơi" đối tượng học sinh trung bình – khá. Thực tế, những học sinh này cũng có nhu cầu được học để cải thiện điểm số, có kết quả học tập tốt hơn và chinh phục các kỳ thi. Ngoài ra, ôn thi cho học sinh cuối cấp hạn chế 2 tiết/ tuần cũng chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh, phụ huynh.

“Giải pháp để chặn tình trạng dạy thêm trái quy định là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để răn đe, tránh tình trạng cả lớp, cả trường cùng liên kết học thêm ở một trung tâm. Khi học ở trung tâm, điều kiện cơ sở vật chất như bàn ghế ngồi không đúng quy chuẩn về kích cỡ, ánh sáng không đảm bảo quy định, học phí lại rất cao...”, vị này nói.

Đối với Thông tư 29, trong các đợt kiểm tra, làm việc với địa phương, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh rằng, Bộ không cấm dạy thêm mà tăng cường các giải pháp để quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi của học sinh, phụ huynh. Việc dạy thêm tràn lan gây tốn kém thời gian, tiền bạc của phụ huynh, học sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của học sinh và quan hệ thầy trò.

Ông cũng cho rằng, đội ngũ nhà giáo cần nâng cao nhận thức, không cho rằng Bộ “cấm” dạy thêm là mất đi một nguồn thu nhập. Bộ GD&ĐT yêu cầu các nhà trường nâng cao chất lượng giờ học chính khoá, quan tâm đến từng nhóm học sinh để có giải pháp hỗ trợ.

Đối với các vi phạm liên quan đến dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cấp ở địa phương xử lý nghiêm, không bao biện, không khoan nhượng hay thỏa hiệp. Đối với thông tin vi phạm quy định dạy thêm tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Sở GD&ĐT xác minh, xử lý nghiêm.

Các tin khác

Ăn ít vào buổi tối có tốt không?

Tôi có thói quen ăn ít vào buổi tối, nhưng nhiều thông tin nói rằng bữa tối cũng rất quan trọng, vậy việc ăn ít đem lại lợi ích hay hại sức khỏe? (Đức, 38 tuổi, Hà Nội).

Ăn buffet thế nào để không bị thiệt?

Các nhà hàng buffet có những chiến lược tinh vi để đảm bảo lợi nhuận, nhưng với những mẹo nhỏ, bạn sẽ biết cách ăn xứng đáng với số tiền bỏ ra.

Loại cây "hái ra tiền" ở vùng đất Tây Nguyên

Nhiều nông dân ở Đắk Nông, Đắk Lắk có thể kiếm được 500-700 triệu đồng/năm từ 1ha ca cao, thậm chí có hộ thu được tới 1 tỷ đồng. Ca cao đang trở thành loại cây "hái ra tiền" cho đồng bào Tây Nguyên.

Có nên chần qua thịt trước khi luộc?

Khi luộc thịt, tôi thấy nổi nhiều váng bọt trắng, liệu có nên chần qua một lần, sau đó luộc lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? (Hoa, 29 tuổi, Hà Nội).

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Miền Bắc sẽ có khoảng 3 - 4 ngày thời tiết nắng nhẹ, ít mưa trước khi đón đợt mưa dông mới vào khoảng ngày 5-6/5. Thanh Hoá đến Phú Yên hôm nay ngày nắng, ít mưa, cục bộ có nắng nóng. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, chiều tối có mưa dông, có nơi xuất hiện mưa vừa đến mưa to.

Á hậu Hoàn vũ bị tước danh hiệu đáp trả

TPO - Người đẹp Thái Lan - Opal Suchata Chuangsri - cho biết cô tôn trọng quyết định của ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ. Tuy nhiên, cô khẳng định mình chỉ ràng buộc về hợp đồng với đơn vị duy nhất là TPN Global.

6 nhóm thực phẩm nên chần trước khi nấu

Chần thực phẩm trước khi nấu là công đoạn quen thuộc, nhưng loại nào cần chần và làm thế nào để không giảm giá trị dinh dưỡng và hương vị là điều nhiều người chưa biết.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.