Kinh tế

Hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả: Ai cầm đầu, bán những loại sữa nào?

Tóm tắt:
  • Hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả cho người tiểu đường, trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, doanh thu đạt gần 500 tỷ đồng.
  • Cơ quan Công an đã bắt tạm giam 8 đối tượng về tội sản xuất và buôn bán hàng giả thực phẩm.
  • Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà là hai chủ mưu đứng đầu tổ chức này, theo điều tra.
  • Sản phẩm quảng cáo có chất lượng không đạt yêu cầu, với nhiều thành phần giả mạo.
  • Cả hai công ty đã đóng cửa, website và fanpage không còn truy cập được.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 8 đối tượng về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Trong đó, Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà là hai đối tượng bị cáo buộc là cầm đầu, chủ mưu.

Theo cơ quan công an, từ tháng 8/2021 đến nay, các nghi phạm đã thành lập Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (địa chỉ tại Hà Đông, Hà Nội), để kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng dạng bột (sữa bột)...

Đây là các loại sữa dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai. Sản phẩm công bố các thành phần như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này. Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia.

sua gia.jpg
Một hộp sữa bột giả. Ảnh: VTV

Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.

Trong khoảng 4 năm, các đối tượng trên đã sản xuất 573 loại sữa bột với các nhãn hiệu khác nhau, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.

Công ty CP Dược Quốc tế Rance Pharma được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 24/8/2021, địa chỉ tại Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Người đại diện pháp luật là Nguyễn Thành Luân.

Ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình, chi tiết là bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế; bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập của doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm 3 cá nhân. Trong đó, Vũ Mạnh Cường góp 7 tỷ đồng; Hoàng Thị Bích Hường góp 500 triệu đồng; Hoàng Mạnh Hà góp 2,5 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc là Hoàng Mạnh Hà (sinh năm 1979).

Còn Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 22/4/2022, địa chỉ tại phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Người đại diện pháp luật là Nguyễn Văn Tú.

Đến thời điểm hiện tại, địa chỉ đăng ký kinh doanh của Công ty CP Dược Quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group đều đóng cửa. 

Sáng 12/4, cả website lẫn fanpage của các công ty này không còn truy cập được.

Theo một video, Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma quảng cáo đã hoạt động hơn 15 năm trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, và các sản phẩm dành cho mẹ, bé và gia đình... Các sản phẩm được truyền thông là đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ.

Công ty này cung cấp cho thị trường hàng chục triệu sản phẩm, bao gồm sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em, thực phẩm chế độ ăn đặc biệt, dinh dưỡng hỗ trợ điều trị, sữa công thức pha sẵn, ngũ cốc và bột ăn dặm dinh dưỡng...

Còn Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (thuộc Tập đoàn Dược quốc tế) cũng phô trương là đơn vị "sản xuất thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, uy tín hàng đầu".

Công ty này đã sản xuất nhiều sản phẩm sữa như: sữa dinh dưỡng Talacmum, sữa dinh dưỡng Cegold, sữa dinh dưỡng The Empire, sữa dinh dưỡng Ikidmi, sữa dinh dưỡng Kawai, sữa dinh dưỡng Hacomax, sữa dinh dưỡng Kidnimil, sữa dinh dưỡng Gumi Colos 24h Baby... 

Bằng các chiêu thức quảng cáo tinh vi, trên mạng xã hội cũng như báo đài uy tín, sản phẩm của các công ty này đã len lỏi tại nhiều địa phương trên toàn quốc, được phân phối qua cửa hàng bỉm sữa, hệ thống siêu thị, cửa hàng mẹ và bé... 

Một số sản phẩm sữa bột của công ty này cũng lợi dụng người nổi tiếng và chuyên gia, bác sĩ để quảng cáo cho các sản phẩm. Tuy nhiên, giờ đây cơ quan công an đã phát hiện gần 600 chủng loại sữa bột của các công ty này là sữa giả.

Các tin khác

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"

Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thị trấn Mỹ trong lòng Canada

Point Roberts là thị trấn thuộc Mỹ, nhưng khi người dân ở đây muốn đến thăm các thành phố Mỹ khác, họ phải đi qua Canada rồi mới tới được nơi muốn đến.

Nhiều doanh nghiệp bị hủy đơn hàng do áp lực thuế quan Mỹ

Thủ phủ công nghiệp tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề vì chính sách thuế quan từ Mỹ. Hiện có nhiều doanh nghiệp (DN) bị hủy đơn hàng. Trong bối cảnh này, Bình Dương đã có động thái hỗ trợ DN với hy vọng ổn định tình hình.

Đề thi không còn "quen mặt": Học sinh cần làm gì để hóa giải đề Ngữ văn mới?

Giáo viên môn Ngữ văn Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) khuyên học sinh từ nay đến Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 nên dành thời gian tổng ôn kiến thức xuyên suốt từ lớp 10 đến lớp 12, trong đó tập trung lớp 12, nắm chắc các thể loại, rèn kỹ năng làm bài đồng thời luyện nhiều đề để quen với các dạng câu hỏi, tình huống của đề.

Tin xem nhiều