Công nghệ

Hành tinh song sinh sở hữu thứ giống Trái Đất theo cách không ngờ

Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Trung tâm vũ trụ Johnson của NASA đã mô tả chuyển động lớp vỏ hành tinh song sinh của Trái Đất - Sao Kim - và tìm ra nhiều điều bất ngờ.

Sao Kim được cho là sinh ra khá giống với Trái Đất nhưng bị quá trình tiến hóa không may biến thành phiên bản "địa ngục".

Mặc dù vậy, nhiều nhà khoa học vẫn hoài nghi về khả năng tồn tại của sự sống ở nơi đây, cũng như đã tìm ra một số bằng chứng cho thấy nó không hẳn là một quả cầu chết.

Hành tinh song sinh sở hữu thứ giống Trái Đất theo cách không ngờ- Ảnh 1.

Núi lửa nơi hành tinh song sinh của Trái Đất - Ảnh: NASA

Theo NASA, ban đầu các nhà khoa học dự đoán lớp ngoài cùng của lớp vỏ Sao Kim sẽ ngày càng dày hơn theo thời gian do thiếu lực tách bớt lớp vỏ này, nhấn nó xuống trở lại bên trong hành tinh.

Ở Trái Đất, lớp vỏ được tạo thành từ các mảng lớn di chuyển chậm, tạo thành các nếp gấp và đứt gãy trong một quá trình được gọi là kiến tạo mảng. Khi hai mảng kiến tạo va chạm, mảng nhẹ hơn trượt lên trên mảng dày hơn, đẩy nó xuống lớp bên dưới, gọi là lớp phủ. Quá trình này, được gọi là sự hút chìm, giúp kiểm soát độ dày của lớp vỏ Trái Đất.

Các loại đá tạo nên mảng dưới cùng trải qua những thay đổi do nhiệt độ và áp suất tăng khi chìm sâu hơn vào bên trong hành tinh. Những thay đổi đó được gọi là biến chất, là một trong những nguyên nhân gây ra hoạt động núi lửa.

Ngược lại, Sao Kim có lớp vỏ là một khối thống nhất, không có bằng chứng về sự hút chìm do kiến tạo mảng như ở Trái Đất.

Tuy nhiên TS Justin Filiberto, Phó Giám đốc Phân ban Nghiên cứu vật liệu thiên văn và khám phá khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA, đồng tác giả, cho biết nhóm của ông phát hiện ra rằng vỏ Sao Kim chỉ dày trung bình 40 km, nơi dày nhất là 65 km.

“Điều đó thật đáng ngạc nhiên, xét đến các điều kiện trên hành tinh này” - TS Filiberto cho biết.

Theo bài công bố trên tạp chí Nature Communications, các mô hình mới chỉ ra một quá trình rất bất ngờ: Khi lớp vỏ dày lên, phần đáy của nó trở nên quá đặc đến mức nó hoặc vỡ ra và trở thành một phần của lớp phủ hoặc trở nên đủ nóng để tan chảy.

Vì vậy, mặc dù sao Kim không có các mảng di chuyển, lớp vỏ của nó vẫn trải qua quá trình biến chất.

Phát hiện này là một bước quan trọng hướng tới việc hiểu các quá trình địa chất và sự tiến hóa của hành tinh.

Sự vỡ ra hoặc tan chảy nói trên có thể đưa nước và các nguyên tố trở lại bên trong hành tinh và tạo ra dung nham và thúc đẩy các vụ phun trào núi lửa.

Phát hiện này tạo nên một mảnh ghép hoàn hảo để giải thích những khúc mắc liên quan đến cách địa chất, lớp vỏ và bầu khí quyển Sao Kim cùng nhau hoạt động, đem lại hy vọng rằng hành tinh song sinh của địa cầu thực ra không "địa ngục" như vẻ ngoài của nó.

Các tin khác

5 thói quen khiến bạn mắc căn bệnh "khổ đủ đường", rất nhiều người Việt đang làm hằng ngày

Dù không nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti. Hiểu rõ về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả. ThS.BS. Phạm Như Hòa - Trung tâm Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ cho chúng ta những hiểu biết để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15 giờ hôm nay 15.5, giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại. Giá xăng tăng 403 - 415 đồng/lít, giá dầu tăng 285 - 627 đồng/lít/kg.

Giá vàng quay đầu giảm

Sáng nay (15/5), giá vàng trong nước lại quay đầu giảm. Theo đó, giá vàng miếng SJC về mốc 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giá thấp nhất còn quanh mốc 114 triệu đồng/lượng.

Rào cản lớn khiến quỹ phát triển khoa học và công nghệ bị ‘đóng băng’

Theo đại biểu Quốc hội, nhiều doanh nghiệp lúng túng, thậm chí lo ngại khi thực hiện chi từ quỹ vì không rõ đâu là chi phí hợp lệ. Đây chính là rào cản lớn khiến Quỹ Khoa học công nghệ của doanh nghiệp bị “đóng băng”. Từ đó, đại biểu đề nghị cho phép trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ tối đa 15%.