Sức khỏe - Đời sống

Mẹ qua đời để lại tài sản 21 tỷ, người đàn ông đến ngân hàng rút tiền, nhân viên khẳng định: Anh không có quyền nhận tiền

Tóm tắt:
  • Lưu Hải Bân bất ngờ nhận thừa kế sổ tiết kiệm 6 triệu tệ từ mẹ nhưng gặp khó khăn trong việc rút tiền từ ngân hàng.
  • Ngân hàng không công nhận sổ tiết kiệm và cho rằng nó là giả, khiến Lưu Hải Bân quyết định kiện.
  • Sau nhiều lần kiện cáo, tòa án xác định sổ là giả, và Lưu bị mất việc, danh dự lẫn ổn định gia đình.
  • Dù đòi bồi thường, mọi yêu cầu của anh đều bị bác do thiếu chứng cứ xác thực.
  • Lưu Hải Bân tiếp tục tìm kiếm sự thật và mong muốn minh oan cho mẹ mình.

Khoản thừa kế khổng lồ

Năm 2013, mẹ của anh Lưu Hải Bân – một nhân viên ngân hàng tại Giang Tô – lâm bệnh nặng và nhập viện. Trước khi qua đời, bà dặn con trai rằng trên gác mái nhà có một chiếc hộp sắt, bên trong có vật rất quan trọng, mong anh đừng quên lấy ra.

Khi đó, anh Lưu không quá để tâm. Anh nghĩ mẹ chỉ muốn để lại một kỷ vật để con trai tưởng nhớ, chứ chẳng có gì quan trọng.

Không lâu sau, bà qua đời. Tổn thương vì mất mẹ, Lưu Hải Bân chỉ làm tang lễ rồi quay lại công việc. Lúc đó, anh đang giữ chức Phó giám đốc chi nhánh một ngân hàng địa phương – thành quả của 20 năm làm việc chăm chỉ, từ một nhân viên vươn lên nhờ năng lực và kỷ luật.

Đến năm 2015, anh được điều chuyển công tác đến làm giám đốc chi nhánh tại một ngân hàng ở Thành Đô (Tứ Xuyên). Trước khi dọn nhà đi xa, anh tranh thủ quay về quê thu dọn di vật của mẹ. Chính lúc này, anh chợt nhớ lại lời dặn năm nào và lên gác tìm chiếc hộp sắt.

Tìm thấy một hộp cũ kỹ, anh mở ra và thấy một mảnh giấy đơn giản – hóa ra là một sổ tiết kiệm viết tay từ năm 1994, đứng tên mẹ anh – bà Hoàng Tiểu Muội – với khoản gửi lên tới 6 triệu tệ (~21 tỷ đồng) , kỳ hạn một năm. Quá bất ngờ, Lưu Hải Bân không khỏi xúc động. Anh không thể ngờ rằng mẹ mình - một kế toán nhỏ tại xưởng máy địa phương, với mức lương chỉ vài nghìn tệ/năm lại từng có số tiền lớn như vậy.

Mẹ qua đời để lại tài sản 21 tỷ, người đàn ông đến ngân hàng rút tiền, nhân viên khẳng định: Anh không có quyền nhận tiền- Ảnh 1.

Người đàn ông nhận được sổ tiết kiệm 6 triệu nhân dân tệ từ mẹ (Ảnh minh hoạ)

Dựa vào kinh nghiệm làm ngân hàng nhiều năm, anh nhận thấy sổ có dấu xác nhận, mã số ngân hàng và chữ ký nhân viên đầy đủ. Mặc dù giấy đã cũ, chữ có phần nhòe, nhưng thông tin quan trọng vẫn rõ ràng. Quan trọng hơn, sổ này do Hợp tác xã tín dụng Hạ Cảng Giang Âm phát hành – chính là tiền thân của ngân hàng nơi anh đang công tác.

Không thể lý giải vì sao mẹ lại có số tiền lớn như vậy, anh chỉ nhớ lời bố kể: Mẹ anh từng có thói quen đầu tư cổ phiếu và gửi tiết kiệm. Có lẽ đó là kết quả từ các khoản đầu tư kín đáo suốt nhiều năm.

Mất trắng?

Vì bận rộn công tác, Lưu Hải Bân giao việc kiểm tra sổ tiết kiệm cho vợ là chị Từ Hồng Diệp. Ngày 28/4/2015, chị mang bản sao sổ đến Ngân hàng Nông thôn Giang Âm để hỏi thủ tục rút tiền. Tuy nhiên, nhân viên nói rằng vì đây là sổ viết tay từ 20 năm trước, không thể xác minh bằng bản sao - cần mang bản gốc đến đối chiếu.

Khi quay lại cùng bản gốc, chị gặp khó khăn vì các nhân viên trẻ không thể xác định thật –- giả. Ngân hàng mời quản lý đến kiểm tra nhưng vẫn chưa thể kết luận. Cuối cùng, phía ngân hàng đề xuất giữ lại sổ để kiểm định nội bộ, đồng thời cam kết bằng văn bản là đã tiếp nhận bản gốc.

Tuy nhiên, sau một thời gian im lặng, phía ngân hàng lại bất ngờ thông báo rằng: S ổ tiết kiệm là giả, không có trong hệ thống, cần bị thu giữ và tiêu hủy . Do đó, Lưu Hải Bân không có quyền được nhận tiền.

Lưu Hải Bân lập tức phản ứng và yêu cầu trả lại sổ tiết kiệm bản gốc, nhưng bị từ chối. Cho rằng ngân hàng cố tình hủy chứng cứ, anh gửi hai văn bản luật sư yêu cầu hoàn trả sổ nhưng đều bị ngân hàng phớt lờ.

Không còn cách nào khác, anh quyết định kiện ngân hàng ra tòa.

Bất ngờ hơn, ngay sau khi anh khởi kiện, ngân hàng lập tức tố ngược anh ra công an với cáo buộc lừa đảo . Tòa án sau đó cũng bác đơn kiện của anh. Cùng lúc, vì vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, anh Lưu bị chính ngân hàng nơi công tác cho nghỉ việc .

Tháng 8/2015, cơ quan công an gửi sổ tiết kiệm đến Đại học Chính pháp Tây Nam để giám định. Kết quả cho thấy sổ là giả . Nhưng Lưu Hải Bân không chấp nhận, anh kiên quyết cho rằng mẹ không thể để lại thứ giả mạo như vậy.

Tại tòa, ngân hàng lập luận rằng anh Lưu có thể đã lợi dụng chức vụ để tạo ra cuốn sổ – bởi năm 1994, 6 triệu tệ là con số khổng lồ, không thể qua mắt toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, lãi suất trên sổ ghi 10%, trong khi thực tế chỉ khoảng 9.15% – cũng là một điểm đáng ngờ. Hơn nữa, tại sao bà Hoàng không rút tiền sau khi hết kỳ hạn một năm?

Lưu Hải Bân bác bỏ hoàn toàn mọi cáo buộc và giữ vững lập trường: Anh không làm giả, sổ là di vật của mẹ.

Cuộc tranh chấp kéo dài nhiều năm. Anh tiếp tục kiện ngân hàng yêu cầu trả lại 6 triệu cùng lãi suất, nhưng lại bị tòa bác đơn vì "vụ việc còn đang điều tra".

Mẹ qua đời để lại tài sản 21 tỷ, người đàn ông đến ngân hàng rút tiền, nhân viên khẳng định: Anh không có quyền nhận tiền- Ảnh 2.

Ngân hàng cho rằng sổ tiết kiệm của anh Lưu là đồ giả (Ảnh minh hoạ)

Đầu năm 2016, giám định chính thức khẳng định: Sổ tiết kiệm là giả. Dù vậy, Lưu Hải Bân vẫn tiếp tục kháng cáo nhiều lần, song đều không thành công. Đến năm 2019, tòa xác định không đủ chứng cứ kết luận anh lừa đảo , nên hủy điều tra hình sự . Nhưng như vậy chưa đủ để anh được minh oan hoàn toàn – bởi ngân hàng vẫn nắm bằng chứng rằng sổ là giả, còn anh thì không thể chứng minh điều ngược lại.

Tháng 5/2019, anh kiện lại ngân hàng, yêu cầu bồi thường. Nhưng lần này, vì thiếu chứng cứ xác thực, tòa tiếp tục bác đơn, đồng thời yêu cầu anh chịu toàn bộ án phí hơn 70.000 tệ (gần 250 triệu đồng)

Năm 2021, Lưu Hải Bân tiếp tục đệ đơn xin tái thẩm lên Tòa án Nhân dân Tối cao tỉnh Giang Tô, nhưng lại bị từ chối. Tuy nhiên, đơn kháng nghị của anh được Viện kiểm sát chấp nhận , thắp lên hy vọng cuối cùng.

Suốt hơn 6 năm, vì một cuốn sổ tiết kiệm chưa rõ thật – giả, anh mất việc, mất danh dự, mất luôn cả sự ổn định gia đình. Đến nay, anh chỉ còn một mong muốn duy nhất: đòi lại sự thật và danh dự cho mẹ mình .

Thật khó để nói, với anh Lưu Hải Bân, quãng đời thanh xuân bị đánh đổi cho một tờ giấy không rõ nguồn gốc – rốt cuộc là xứng đáng, hay không?

Các tin khác

Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4

Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Ăn ít vào buổi tối có tốt không?

Tôi có thói quen ăn ít vào buổi tối, nhưng nhiều thông tin nói rằng bữa tối cũng rất quan trọng, vậy việc ăn ít đem lại lợi ích hay hại sức khỏe? (Đức, 38 tuổi, Hà Nội).

Loại cây "hái ra tiền" ở vùng đất Tây Nguyên

Nhiều nông dân ở Đắk Nông, Đắk Lắk có thể kiếm được 500-700 triệu đồng/năm từ 1ha ca cao, thậm chí có hộ thu được tới 1 tỷ đồng. Ca cao đang trở thành loại cây "hái ra tiền" cho đồng bào Tây Nguyên.