Sức khỏe - Đời sống

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3,5 tỷ đồng lãi suất 5%/năm, 5 năm sau đến rút tài khoản còn 0 đồng nhưng ngân hàng khởi kiện: “Chúng tôi mới là người bị lừa”

Tóm tắt:
  • Bà Tôn đã mất 1 triệu NDT khi gửi tiết kiệm ở ngân hàng, bị cho là giả mạo sổ.
  • Sau nhiều năm kiện cáo, bà bị tạm giam với cáo buộc giả mạo chứng từ.
  • Thủ phạm thực sự là nhân viên ngân hàng làm giả chứng từ và rút tiền.
  • Tòa án kết luận ngân hàng có trách nhiệm và yêu cầu bồi thường cho bà Tôn.
  • Bà Tôn nhận tiền bồi thường sau 7 năm, nhưng trải qua nhiều khó khăn trong quá trình này.
TIN MỚI

Năm 2009, bà Tôn ở thành phố Tảo Trang, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc mang 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng) tích cóp trong nhiều năm đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. Bà chia số tiền thành hai khoản, gửi vào ngày 22/7 và 5/9, chọn kỳ hạn 5 năm với lãi suất khoảng 5%/năm. Với tổng lãi suất dự kiến hơn 200.000 NDT (khoảng 715 triệu đồng), bà yên tâm chờ đến ngày đáo hạn để nhận cả gốc lẫn lãi. Hai sổ tiết kiệm được bà cẩn thận cất giữ, không chia sẻ mật khẩu với bất kỳ ai.

Thế nhưng, đến tháng 9/2014, khi bà Tôn đến ngân hàng để rút tiền, bà bàng hoàng phát hiện trong tài khoản tiết kiệm không còn đồng nào, số tiền cả gốc lẫn lãi đã không cánh mà bay. Thậm chí, khi bà Tôn yêu cầu được giải quyết, ngân hàng còn cho rằng bà đang gây rối. 

Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi ngân hàng kiểm tra lần nữa và tuyên bố 2 sổ tiết kiệm của bà là đều là giả mạo. Họ lập tức báo cảnh sát đến xử lý và báo buộc nữ khách hàng này làm giả chứng từ tài chính. Bà Tôn vốn chỉ muốn đòi lại tiền, bất ngờ bị đẩy vào vòng lao lý. Năm 2016, ngân hàng khởi kiện bà, đồng thời, cơ quan chức năng thành phố Tảo Trang cũng mở cuộc điều tra. Đến ngày 21/3/2018, bà Tôn, lúc này đã 55 tuổi, bị tạm giam với tội danh bị cáo buộc. Trong 20 ngày ở trại giam, bà suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần, mắc bệnh nặng và được bảo lãnh tại ngoại để chữa trị.

Không chấp nhận bị oan, bà Tôn quyết tâm theo đuổi vụ kiện. Năm 2020, bà đệ đơn kiện ngân hàng lên Tòa án Nhân dân thành phố Tảo Trang, yêu cầu trả lại 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng) cùng lãi suất. Phía ngân hàng phản bác rằng sổ tiết kiệm của bà có dấu hiệu giả mạo, chữ in trên sổ không đồng nhất, mục “loại tiền” ghi là “02” (tương ứng với ngoại tệ) trong khi bà không mở tài khoản ngoại tệ và bà không cung cấp được biên lai gửi tiền. Họ cũng lập luận rằng việc bà không kiểm tra tài khoản trong 5 năm là bất hợp lý, do đó không tồn tại hợp đồng tiết kiệm giữa hai bên.

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3,5 tỷ đồng lãi suất 5%/năm, 5 năm sau đến rút tài khoản còn 0 đồng nhưng ngân hàng khởi kiện: “Chúng tôi mới là người bị lừa”- Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Sau khi cuộc điều tra được lật lại, cơ quan chức năng phát hiện thủ phạm thật sự là Điềm Diễm, cựu nhân viên ngân hàng từng phụ trách mở tài khoản tiết kiệm cho bà Tôn. Tại thời điểm thực hiện giao dịch, người này đã làm giả chứng từ, đưa cho bà Tôn sổ tiết kiệm giả và tiếp tục giả mạo chữ ký bà Tôn để rút hết tiền trong tài khoản tiết kiệm của nữ khách hàng.

Tòa án đã tổ chức xét xử công khai, tiến hành trao đổi và đối chất các chứng cứ. Theo kết quả điều tra của cảnh sát thành phố Tảo Trang, tỉnh Sơn Đông, không có bằng chứng nào chứng minh bà Tôn giả mạo chứng từ. Các tài liệu khác xác nhận bà đã gửi 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng) vào ngân hàng, hình thành hợp đồng tiết kiệm hợp pháp. Do không có bằng chứng cho thấy bà Tôn ủy quyền hay thông đồng với nhân viên Điềm Diễm, tòa kết luận ngân hàng đã sai khi không kiểm soát được hành vi sai trái của nhân viên và không đảm bảo an toàn cho khoản tiền gửi của khách hàng.

Ngày 24/12/2020, tòa án ra phán quyết yêu cầu Ngân hàng ngân hàng bồi thường cho bà Tôn đủ 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng) cùng lãi suất trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, ngân hàng không thực hiện ngay. Phải đến ngày 1/7/2021, sau khi tòa án áp dụng biện pháp cưỡng chế, bà Tôn mới nhận được số tiền của mình. Câu chuyện kéo dài 7 năm kết thúc với chiến thắng pháp lý, nhưng cái giá bà Tôn phải trả là những năm tháng căng thẳng, bệnh tật và mất niềm tin.

Thông qua sự việc, Tòa án nhắc nhở mọi người dù gửi tiết kiệm ngân hàng được xem là an toàn, rủi ro vẫn có thể xảy ra. Để bảo vệ tài sản, khách hàng cần kiểm tra kỹ thông tin tài khoản, lưu giữ chứng từ và cảnh giác với những lời chào mời bất thường. Về phía ngân hàng, việc tăng cường quản lý nội bộ và nâng cao trách nhiệm là cần thiết để duy trì niềm tin của người dân. 


Các tin khác

Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4

Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Ăn ít vào buổi tối có tốt không?

Tôi có thói quen ăn ít vào buổi tối, nhưng nhiều thông tin nói rằng bữa tối cũng rất quan trọng, vậy việc ăn ít đem lại lợi ích hay hại sức khỏe? (Đức, 38 tuổi, Hà Nội).

Ăn buffet thế nào để không bị thiệt?

Các nhà hàng buffet có những chiến lược tinh vi để đảm bảo lợi nhuận, nhưng với những mẹo nhỏ, bạn sẽ biết cách ăn xứng đáng với số tiền bỏ ra.

Loại cây "hái ra tiền" ở vùng đất Tây Nguyên

Nhiều nông dân ở Đắk Nông, Đắk Lắk có thể kiếm được 500-700 triệu đồng/năm từ 1ha ca cao, thậm chí có hộ thu được tới 1 tỷ đồng. Ca cao đang trở thành loại cây "hái ra tiền" cho đồng bào Tây Nguyên.

Có nên chần qua thịt trước khi luộc?

Khi luộc thịt, tôi thấy nổi nhiều váng bọt trắng, liệu có nên chần qua một lần, sau đó luộc lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? (Hoa, 29 tuổi, Hà Nội).