Giáo dục

Sau sáp nhập, tỉnh nào đông dân, tỉnh nào rộng nhất nước?

Theo Nghị quyết 60, dự kiến có bao nhiêu tỉnh, thành giữ nguyên trạng?

1. Theo Nghị quyết 60, dự kiến có bao nhiêu tỉnh, thành giữ nguyên trạng?

  • icon

    10

  • icon

    11

  • icon

    12

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Nghị quyết 60 của Trung ương, 11 tỉnh, thành sẽ giữ nguyên trạng gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng. 52 địa phương sáp nhập còn 23 tỉnh, thành, cả nước sẽ còn 34 tỉnh thành.

Tỉnh nào sau đây giữ nguyên trạng dù không đạt tiêu chí diện tích, dân số?

2. Tỉnh nào sau đây giữ nguyên trạng dù không đạt tiêu chí diện tích, dân số?

  • icon

    Điện Biên

  • icon

    Lào Cai

  • icon

    Cao Bằng

Câu trả lời đúng là đáp án C: Hà Nội, Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Sơn La đạt cả ba tiêu chí về diện tích, dân số, đơn vị hành chính theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các tỉnh còn lại đều không đạt một hoặc hai tiêu chí, gồm Điện Biên và Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lai Châu, Cao Bằng. Trong đó, duy nhất Cao Bằng không đạt về dân số và diện tích. Tại Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính của Chính phủ hôm 14/4, riêng đối với tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên chưa đạt theo quy định (6.700,4 km2 chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn) nhưng không thực hiện sắp xếp. Nguyên nhân là vì tỉnh Cao Bằng có đường biên giới quốc gia rất dài giáp với nước Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp, hiểm trở, có gần 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa, các tỉnh giáp ranh với Cao Bằng đều không phù hợp để sắp xếp, sáp nhập: Phía Tây giáp ranh tỉnh Hà Giang đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành một tỉnh mới có diện tích tự nhiên lớn. Phía Nam giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn nhưng đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn có diện tích lớn và đã bảo đảm đạt 100% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số, nếu sáp nhập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn sẽ thành một tỉnh mới có chiều dài đường biên giới lớn, khó khăn trong công tác bảo đảm quốc phòng an ninh.

Cao Bằng dự kiến còn bao nhiêu xã, phường sau sáp nhập?

3. Cao Bằng dự kiến còn bao nhiêu xã, phường sau sáp nhập?

  • icon

    52 xã, 2 phường

  • icon

    53 xã, 3 phường

  • icon

    52 xã, 5 phường

Câu trả lời đúng là đáp án B: Tỉnh ủy Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 68 (mở rộng) với nội dung chính liên quan sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Theo đó, vào chiều 17/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị lần thứ 68, thông qua phương án và dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã. Theo đề án, tỉnh sẽ giảm từ 161 ĐVHC cấp xã hiện nay xuống còn 56 (53 xã và 3 phường), tức giảm 105 đơn vị (gồm 5 phường, 100 xã, thị trấn).

Tỉnh, thành nào rộng nhất nước sau sáp nhập?

4. Tỉnh, thành nào rộng nhất nước sau sáp nhập?

  • icon

    Lâm Đồng

  • icon

    Gia Lai

  • icon

    Tuyên Quang

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14-4-2025 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lâm Đồng sẽ sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông, và thành lập tỉnh mới lấy tên gọi là Lâm Đồng, tổng diện tích lên đến 24.233 km², vượt qua nhiều địa phương để trở thành tỉnh rộng nhất cả nước, mở ra kỳ vọng phát triển mạnh mẽ và bền vững cho vùng đất nằm giữa Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Dân số của tỉnh Lâm Đồng (mới) đạt hơn 3,3 triệu người, TP Đà Lạt tiếp tục là trung tâm hành chính - chính trị. Các tỉnh, thành mới rộng trên 10.000 km2 còn có Đăk Lăk, Đồng Nai, Lào Cai, Tuyên Quang, Quảng Trị, TP Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Tỉnh, thành nào nhỏ nhất nước sau sáp nhập?

5. Tỉnh, thành nào nhỏ nhất nước sau sáp nhập?

  • icon

    Hưng Yên

  • icon

    Hà Nam

  • icon

    Bắc Ninh

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trung ương đã thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình sẽ được hợp nhất, với tên gọi dự kiến là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại địa điểm hiện nay của tỉnh Hưng Yên. Cả Hưng Yên và Thái Bình đều nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Sau khi hợp nhất, tỉnh Hưng Yên (tên mới dự kiến) sẽ có tổng diện tích 2.514,8km2, trở thành địa phương có diện tích nhỏ nhất cả nước. Tuy nhiên, quy mô kinh tế của tỉnh này lại nằm trong nhóm dẫn đầu toàn quốc.

Tỉnh nào dự kiến đông dân nhất sau sáp nhập?

6. Tỉnh nào dự kiến đông dân nhất sau sáp nhập?

  • icon

    Phú Thọ

  • icon

    Cao Bằng

  • icon

    Nghệ An

  • icon

    Đồng Nai

Câu trả lời đúng là đáp án D: Theo Nghị quyết 60, Việt Nam dự kiến còn 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương, sau khi sáp nhập. Trong đó, 11 tỉnh, thành giữ nguyên trạng. Hiện, Thanh Hoá là tỉnh đông dân nhất cả nước với 3,7 triệu người. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, tỉnh Đồng Nai (được hợp thành từ tỉnh Đồng Nai và Bình Phước) có dân số nhiều nhất - 4,4 triệu. Kế đó là tỉnh Ninh Bình (gồm Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) với hơn 3,8 triệu người. Nếu tính cả 6 thành phố trung ương, TPHCM (gồm Bình Dương, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu) đông dân nhất cả nước với hơn 13,6 triệu người.

Dự kiến Việt Nam có bao nhiêu đặc khu sau sáp nhập?

7. Dự kiến Việt Nam có bao nhiêu đặc khu sau sáp nhập?

  • icon

    12

  • icon

    13

  • icon

    14

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Đề án được Thủ tướng phê duyệt hôm 14/4, các huyện đảo và thành phố đảo hiện nay sẽ chuyển thành cấp xã, mang tên gọi đặc khu. 11 huyện đảo trên cả nước sẽ trở thành đặc khu thuộc tỉnh, gồm Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo. Riêng thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) có thể hình thành hai đặc khu là Phú Quốc và Thổ Châu do cấp có thẩm quyền đã đồng ý tách xã Thổ Châu thành một huyện riêng.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Các tin khác

Giá vàng lên xuống chóng mặt

Giá vàng thế giới tối nay 8-5 có lúc rơi về mức 3.320 USD/ounce rồi hồi phục trở lại mức 3.353 USD/ounce.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Miền Bắc sẽ có khoảng 3 - 4 ngày thời tiết nắng nhẹ, ít mưa trước khi đón đợt mưa dông mới vào khoảng ngày 5-6/5. Thanh Hoá đến Phú Yên hôm nay ngày nắng, ít mưa, cục bộ có nắng nóng. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, chiều tối có mưa dông, có nơi xuất hiện mưa vừa đến mưa to.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Những công trình đột phá, làm thay đổi diện mạo TPHCM

Sau 50 năm, diện mạo TPHCM thay đổi hoàn toàn, trở thành một siêu đô thị hiện đại, năng động của cả nước. Đóng góp vào sự phát triển này là hàng loạt dự án bất động sản mang tính biểu tượng, khu đô thị kiểu mẫu, đại lộ thênh thang…

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Malaysia

Chiều 28/4, theo đề nghị của phía Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc điện đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim để trao đổi về hợp tác song phương và một số vấn đề khu vực, quốc tế.