Kinh tế

Tập đoàn "triệu tỷ" duy nhất của Việt Nam: Mỗi tháng khai mở 1 kho báu, chuẩn bị có thêm 10.000 thùng "vàng đen"/ngày

Tóm tắt:
  • PVN là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất không phải ngân hàng có tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng.
  • PVN đã đạt doanh thu hơn 1 triệu tỷ đồng/năm và tăng trưởng 36% so với trước Covid-19.
  • Tại Hội nghị, ông Lê Mạnh Hùng nêu ra mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% cho Petrovietnam.
  • PVN kiến nghị Chính phủ xem xét cơ cấu lại chính sách thuế và cho phép các ngân hàng thương mại tài trợ cho dự án lớn.
  • Đến cuối năm 2023, tổng tài sản PVN đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, nợ phải trả hơn 479.000 tỷ, và vốn chủ sở hữu là 532.000 tỷ.
Tập đoàn 'triệu tỷ' duy nhất của Việt Nam: Mỗi tháng khai mở 1 kho báu, chuẩn bị có thêm 10.000 thùng 'vàng đen'/ngày- Ảnh 1.

Ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam phát biểu tại Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Sáng ngày 15/4, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp Nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.

Ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN) cho biết, Petrovietnam đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% và tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn.

Thứ nhất là về quản trị, Petrovietnam đã xây dựng, kể cả những kịch bản xấu nhất khi giá dầu xu hướng tới 55 USD và phân bổ cấu trúc lại các nguồn lực cho các lĩnh vực, đồng thời đưa ra chính sách quản trị linh hoạt trong kinh doanh và cho nhà đầu tư và quản trị rủi ro.

Thứ 2 là tập trung vào đa dạng và mở rộng, cơ cấu lại thị trường, tập trung vào thị trường trong nước, liên kết chặt chẽ với các tập đoàn kinh tế trong nước. Petrovietnam cũng đang chốt các điều khoản cuối cùng và dự kiến tháng 6 tới sẽ ký được 2 hợp đồng xuất khẩu sang Đông Bắc Á và sang châu Âu khoảng 1 tỷ USD liên quan đến công nghiệp năng lượng.

Thứ ba là tập trung vào quản trị danh mục đầu tư gắn với quản trị vốn, tài chính và dòng tiền, kiểm soát các biến động liên quan đến tỷ giá và lãi suất, đặc biệt là các cái dự án lớn trong danh mục đầu tư của Petrovietnam.

Tính từ nay đến cuối năm, gần như tháng nào Petrovietnam cũng sẽ đưa 1 công trình vào vận hành thương mại, như tháng 5 có dự án Đại Hùng 3 vào vận hành, sẽ có thêm khoảng 10 ngàn thùng dầu một ngày . Tháng 6 là dự án Nhơn Trạch 3, tháng 7 là Kình Ngư Trắng, tháng 8 là Nhơn Trạch 4…

Petrovietnam cũng đưa ra 3 kiến nghị.

Thứ nhất, kiến nghị Chính phủ xem xét cơ cấu lại chính sách thuế đối với tài nguyên, đặc biệt là đối với tài nguyên khí, để có thể thúc đẩy các dự án lớn đưa vào khai thác.

Thứ hai, mô hình hoạt động Petrovietnam theo chuỗi giá trị về hệ sinh thái, do đó, kiến nghị Chính phủ cho phép tập đoàn được chỉ định cho các đơn vị trong tập đoàn thực hiện các công việc của tập đoàn. Hiện nay, các công việc này đều phải đấu thầu, tốn rất nhiều thời gian.

Vấn đề thứ ba là để tận dụng năng lực của các ngân hàng thương mại trong nước, đặc biệt là đối với dự án lớn và sử dụng công nghệ nước ngoài, kiến nghị Chính phủ cho phép các ngân hàng thương mại trong nước được tài trợ tài chính cho các dự án Petrovietnam đang triển khai.

Trong năm 2024, PVN đã đánh dấu năm thứ ba liên tiếp phá kỷ lục về tổng doanh thu, đạt hơn 1 triệu tỷ đồng , tăng trưởng 36% so với thời kỳ trước Covid-19 và tương đương khoảng 9% tổng GDP của cả nước. Như vậy, PVN chính thức trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên trong lịch sử đạt mức doanh thu hơn 1 triệu tỷ đồng/ năm.

Trên bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của PVN vượt mức hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 2,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, các khoản tiền mặt và tiền gửi là gần 347.600 tỷ đồng. Nợ phải trả của Tập đoàn tại cuối năm 2023 hơn 479.000 tỷ, trong đó, tổng nợ vay hơn 262.000 tỷ. Vốn chủ sở hữu của PVN ở mức 532.000 tỷ.

Trong số các doanh nghiệp Việt hiện nay, PVN là doanh nghiệp duy nhất không phải ngân hàng có quy mô tài sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.

Các tin khác

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam khóc nghẹn

Trước đêm chung khảo toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2024, thí sinh Bùi Thùy Nhiên chia sẻ với PV Tiền Phong câu chuyện xúc động về người cha quá cố. Cô mang theo kỷ vật của cha đến cuộc thi như một lời nhắc nhở bản thân. Trần Minh Thu - cô gái đến từ Kon Tum - cũng kể câu chuyện đặc biệt về gia đình.

Hòa Minzy gặp sự cố

Hòa Minzy xin lỗi vì không thể tham gia phiên livestream cùng Đức Phúc và Erik. Ca sĩ đặt 3 chuyến bay khứ hồi nhưng kế hoạch đều bị đổ bể.

Cô gái Ninh Thuận giấu bố mẹ đi thi Hoa hậu Việt Nam

Nguyễn Thị Yến Vy sinh năm 2005 đến từ Ninh Thuận đang tham dự vòng chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024. Cô cho biết đã giấu gia đình đăng ký dự thi. Yến Vy đang tích cực tập luyện, chuẩn bị cho đêm chung khảo toàn quốc.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu

Nhiều nhà băng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu, bất động sản... Chuyên gia cho rằng, nợ xấu tăng và còn nhiều thách thức trong xử lý.

Công khai thông tin các dự án NƠXH để người dân mua đúng giá

Ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng yêu cầu Sở Xây dựng và các quận huyện công khai thông tin về sơ đồ mặt bằng, giá thuê, mua, trình tự thủ tục đăng ký, vay vốn... hỗ trợ người dân đủ điều kiện tiếp cận, mua nhà ở xã hội đúng giá, không qua trung gian, không phải trả thêm phí.