Công nghệ

Thay đổi quan trọng trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước có hiệu lực từ tháng 7, người dân cần nắm rõ

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã ký ban hành Quyết định số 5710/QĐ-BCA-C06 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước.

Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 và thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an. 

Theo Quyết định, có 15 thủ tục hành chính mới ban hành, 11 thủ tục được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ 16 thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp và quản lý căn cước.

Trong 15 thủ tục hành chính mới ban hành, có 2 thủ tục hành chính thực hiện tại Công an cấp tỉnh, gồm:

- Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước theo đề nghị của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;

- Thu thập, cập nhật thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và cấp giấy chứng nhận căn cước.

13 thủ tục hành chính thực hiện tại Công an cấp xã, cụ thể:

- Khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước;

- Khai thác thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu căn cước;

- Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước;

- Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước;

- Tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước;

- Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên;

- Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi;

- Cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước;

- Thu thập, cập nhật thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và cấp giấy chứng nhận căn cước;

- Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước theo đề nghị của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;

- Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước.

Bên cạnh đó, Quyết định này bãi bỏ 16 thủ tục hành chính do Công an cấp huyện thực hiện, bao gồm: 

- Khai thác thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Khai thác thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu căn cước;

- Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước;

- Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước;

- Tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước;

- Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi;

- Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước theo đề nghị của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;

- Thu thập, cập nhật thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và cấp giấy chứng nhận căn cước;

- Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước;

- Khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước;

- Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên;

- Cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước; 

- Cấp xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân.


Các tin khác

Một nam diễn viên bị cấm sóng

Nổi lên từ bộ phim đam mỹ "Nghịch ái", Điền Hủ Ninh bị đào bới đời tư, fan cuồng bám đuôi chất vấn trong nhiều ngày. Anh còn vướng tin bị cấm sóng.

Lương cao, luật mới: Dạy thêm chưa có hồi kết?

Luật Nhà giáo sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, lần đầu tiên tạo hành lang pháp lý riêng cho hơn một triệu giáo viên. Dù quy định xếp lương cao nhất được kỳ vọng giúp giáo viên yên tâm cống hiến, lãnh đạo Bộ GD&ĐT thừa nhận: lương chỉ là một phần trong bài toán dạy thêm, học thêm.

Tất cả lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) Vũ Trọng Bình cho biết, trong Luật Việc làm 2025, đã đưa được nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.

Chọn tổ hợp môn học: Cú "đặt cược" lớn đầu đời của học sinh lớp 10

Ngay sau khi trúng tuyển vào lớp 10, học sinh phải lựa chọn tổ hợp môn học để theo suốt ba năm THPT, một quyết định mang tính chiến lược, gắn liền với xét tuyển đại học và cả hướng nghiệp tương lai. Nhưng, không ít em chọn theo cảm tính, theo bạn bè hoặc… chọn đại. Trong khi đó, nhiều trường không đủ điều kiện mở đủ tổ hợp môn, giáo viên bộ môn thiếu trầm trọng, khiến việc “chọn đúng” trở nên không hề dễ dàng.