Kinh tế

Tuổi 57 rực rỡ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Mỗi ngày ngủ dậy “giàu thêm” 680 tỷ, tài sản tăng 123.600 tỷ chỉ trong 6 tháng, đủ mua toàn bộ nhiều ngân hàng

Tính đến ngày 30/6/2025, tổng giá trị tài sản của 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 509.800 tỷ đồng, tăng mạnh 162.600 tỷ đồng (tương đương mức tăng 47%) so với cuối năm 2024.

Dẫn đầu vẫn là ông Phạm Nhật Vượng , Chủ tịch Vingroup, với khối tài sản 214.700 tỷ đồng, tăng 123.600 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm (tương đương mức tăng 136%). Đây cũng là mức tăng ấn tượng nhất trên bảng xếp hạng. Tương đương, trung bình mỗi ngày tài sản của ông Vượng tăng thêm 682 tỷ đồng.

Đáng chú ý, khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng bằng xấp xỉ tổng tài sản của 10 người kế tiếp cộng lại.

Chỉ riêng số tài sản tăng thêm cũng đã lớn hơn giá trị của nhiều doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Masan hay nhiều ngân hàng.

Bà Phạm Thu Hương - Phó Chủ tịch Vingroup, vợ ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thuý Hằng - em gái bà Phạm Thu Hương cùng mức tăng 136% so với năm 2024 do nắm giữ cổ phiếu VIC của Vingroup.

Tiếp theo là ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, giữ vững vị trí thứ 2 với 44.900 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng (tương đương 2%).

Ở vị trí thứ 3, ông Đỗ Anh Tuấn (Chủ tịch Sunshine Group) có mức tăng đáng kể 9.500 tỷ đồng lên 33.700 tỷ đồng (tăng 39%). Tài sản của người lãnh đạo Techcombank như ông Hồ Hùng Anh và người thân cũng ghi nhận mức tăng từ 12% đến 39%.

Ngược lại, một số tỷ phú chứng kiến tài sản giảm so với năm 2024 như ông Trương Gia Bình (FPT, giảm 22%), ông Nguyễn Văn Đạt (Phát Đạt, giảm 13%) và ông Hồ Xuân Năng (Vicostone, giảm 24%), ông Đào Hữu Huyền (Chủ tịch Hoá Chất Đức Giang, giảm 12%), Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Chủ tịch Vietjet Air, giảm 12%).


Các tin khác

Người trẻ làm TikToker, kinh doanh online lưu ý gì để không vi phạm pháp luật?

Trong làn sóng bùng nổ kinh doanh trên TikTok, Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác, không ít người đang “đi buôn trong sương mù” khi thiếu hiểu biết pháp luật, dẫn đến hàng loạt hệ lụy, từ trốn thuế, tiếp tay bán hàng giả, hàng nhái, đến vi phạm quảng cáo. Do vậy, những bạn trẻ cần nhận diện ranh giới pháp lý để khởi nghiệp số không chỉ nhanh, mà còn bền vững và minh bạch.

AI tạo ra 5.000 tỷ USD vào năm 2030

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy trí tuệ nhân tạo sẽ mang tới nhiều giá trị từ việc cắt giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả khai thác dữ liệu và vận hành.