Sức khỏe - Đời sống

Việt Nam có món ăn nhiều sắt hơn thịt bò, được Hoàng đế Trung Quốc coi là “thuốc bổ”: Tốt cho não và tim

Món ăn đang được nhắc tới chính là đậu phụ. Theo “Sổ ghi chép chế độ ăn uống của cung điện nhà Thanh” (Trung Quốc), Hoàng đế Càn Long đặc biệt yêu thích đậu phụ. Ông xem đây là món ăn bổ dưỡng bậc nhất và gọi nó là “thuốc bổ thượng hạng” cho người lớn tuổi. Tại Việt Nam, đậu phụ là món ăn thông dụng và rất được ưa chuộng.

Dù là một món ăn bình dân với giá thành rẻ, nhưng đậu phụ lại có giá trị dinh dưỡng đáng kinh ngạc, đặc biệt là hàm lượng sắt. Theo đó, lượng sắt có trong đậu phụ cao gấp đôi so với lượng sắt có trong thịt bò.  

Đậu phụ - món ăn nhiều sắt hơn thịt bò

Việt Nam có món ăn nhiều sắt hơn thịt bò, được Hoàng đế Trung Quốc coi là “thuốc bổ”: Tốt cho não và tim- Ảnh 1.

Đậu phụ có nhiều sắt hơn thịt bò (Ảnh: Getty)

Theo Healthline, sắt là một dưỡng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đau đầu, cáu gắt, chóng mặt hoặc thiếu máu. 

Lượng sắt khuyến nghị hàng ngày dao động từ 8-18mg, tùy theo độ tuổi và giới tính, Healthline thông tin. Ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhu cầu sắt có thể cao hoặc thấp hơn tùy theo độ tuổi cụ thể. Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, nhu cầu sắt tăng lên khoảng 9-27mg mỗi ngày.

Khi nhắc tới thực phẩm giàu sắt, người ta thường nghĩ tới thịt bò. Thế nhưng ít ai biết đậu phụ là nguồn thực phẩm giàu sắt hơn hẳn thịt bò. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g thịt bò có chứa 2,6mg sắt nhưng trong 100g đậu phụ có đến 5,4mg sắt.

Thành phần dinh dưỡng ấn tượng khác của đậu phụ

Ngoài sắt, đậu phụ cũng rất giàu protein. USDA cho hay, trong 100g đậu phụ có tới 17g protein. Đặc biệt, protein trong đậu phụ là protein hoàn chỉnh, chứa đầy đủ 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Nhờ đặc tính này, đậu phụ thường được dùng như một lựa chọn thay thế lý tưởng cho thịt trong nhiều chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn chay.

Việt Nam có món ăn nhiều sắt hơn thịt bò, được Hoàng đế Trung Quốc coi là “thuốc bổ”: Tốt cho não và tim- Ảnh 2.

Một món ăn đơn giản từ đậu phụ (Ảnh: The New York Times)

Thêm vào đó, đậu phụ là thực phẩm có hàm lượng carbohydrate thấp, phần lớn đến từ chất xơ. Chất béo trong đậu phụ cũng thuộc nhóm có lợi cho tim mạch, góp phần bảo vệ sức khỏe tim.

Ngoài ra, chỉ 100g đậu phụ còn cung cấp một lượng lớn các khoáng chất quan trọng với cơ thể như 53% DV (giá trị hàng ngày) canxi, 51% DV mangan, 42% DV đồng, 32% DV selen, 18% DV vitamin A, 15% DV phốt pho, 14% DV kẽm,... 

Những lợi ích sức khỏe đáng chú ý của đậu phụ

Theo Healthline, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy đậu phụ có thể mang lại nhiều lợi ích ấn tượng cho sức khỏe, ví như: 

Tốt cho tim mạch

Đậu phụ có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) từ 3–4%, đồng thời hạ tổng lượng cholesterol trong máu. Nhờ chứa chất xơ, protein thực vật hoàn chỉnh và isoflavone, đậu phụ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 21%, Healthline thông tin. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra đậu phụ có thể giảm huyết áp, yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tim.

Giảm nguy cơ ung thư

Chế độ ăn giàu đậu nành (nguyên liệu làm đậu phụ) có thể giúp giảm 10% nguy cơ tử vong do ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày, đại tràng và phổi.

Việt Nam có món ăn nhiều sắt hơn thịt bò, được Hoàng đế Trung Quốc coi là “thuốc bổ”: Tốt cho não và tim- Ảnh 3.

Các loại đậu phụ (Ảnh: Serious Eats/Liz Clayman)

Hỗ trợ phòng ngừa tiểu đường

Nhiều nghiên cứu cho thấy người ăn đậu phụ thường xuyên có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 thấp hơn, Healthline thông tin. Đặc biệt, với phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn giàu protein từ đậu nành giúp hạ đường huyết và mức insulin rõ rệt sau 6 tuần.

Các lợi ích khác

Nhờ hàm lượng isoflavone cao, đậu phụ còn mang đến nhiều tác động tích cực khác như:

- Tăng cường sức khỏe xương, giảm loãng xương.

- Cải thiện chức năng não, cải thiện trí nhớ, sự tập trung.

- Giảm triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng.

- Giảm nguy cơ trầm cảm khi mang thai.

Lam Chi (Nguồn: Sohu, Very Well Fit, Healthline)

Các tin khác

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Đã đến lúc tận dụng vốn tư nhân, nhưng...

“Đã đến lúc chúng ta phải tận dụng nguồn vốn từ kinh tế tư nhân, sự năng động, quyết toán và tính quản lý chặt chẽ của họ để tham gia thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tuy nhiên, con đường đi còn rất dài chứ không thể thực hiện được ngay được”, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy nói.