Kinh tế

Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới

Tóm tắt:
  • GDP quý I tăng 6,93%, cao hơn dự kiến và là mức cao nhất từ 2020.
  • CPI tăng 3,22%, tỷ giá ổn định, lãi suất giảm, thu ngân sách đạt 36,7% dự toán.
  • Cơ cấu tổ chức chính phủ được tinh gọn, chuẩn bị cho mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
  • Kinh tế đối mặt thách thức lớn, đặc biệt từ thuế xuất khẩu sang Mỹ và suy giảm động lực tăng trưởng.
  • Cần đẩy mạnh đàm phán với Mỹ về thuế, thúc đẩy đầu tư công và cải cách pháp lý đồng bộ.

Tiếp tục thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới

Kết quả tích cực này giúp Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất thế giới, khu vực. Trong mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm, thủy sản quý I tăng 3,74% so với cùng kỳ, công nghiệp và xây dựng tăng 7,42%, dịch vụ tăng 7,67%.

Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc.

Cũng theo Bộ Tài chính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I tăng 3,22% so với cùng kỳ. Tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp, mặt bằng lãi suất cho vay mới có xu hướng giảm.

Trong khi đó, thu ngân sách nhà nước đạt 36,7% dự toán, trong đó thu nội địa ước đạt 38,7% dự toán, bảo đảm nguồn lực cho đầu tư phát triển và triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Đáng chú ý, tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan đã được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, bảo đảm hoạt động liên tục, ổn định, hiệu quả, làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Bộ Tài chính dự báo, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn; các động lực tăng trưởng bị ảnh hưởng nặng nề, ổn định kinh tế vĩ mô gặp nhiều rủi ro, công tác an sinh xã hội có thể đối mặt với nhiều thách thức.

Cụ thể, các động lực tăng trưởng nguy cơ suy giảm, mục tiêu tăng trưởng năm 2025 gặp thách thức nặng nề hơn. Đặc biệt, nếu bị áp mức thuế 46% trên diện rộng, xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị tác động mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, doanh nghiệp, thu hút FDI, đầu tư tư nhân, tiêu dùng, lao động việc làm trong nước…

"Đây là sức ép rất lớn trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, yêu cầu sự chủ động, quyết liệt, sát sao, đổi mới hơn nữa của các cấp, ngành, địa phương", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định.

Thỏa thuận mức áp thuế đối ứng hợp lý

Bộ Tài chính cho rằng, để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%. Tính riêng quý II, công nghiệp chế biến, chế tạo cần tăng 10,1% so với cùng kỳ, tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng; sản xuất điện, khí đốt cần tăng 11,5%, ngành khai khoáng cần phục hồi để đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng.

Trong khi đó, đầu tư công còn nhiều dư địa để thúc đẩy, với tổng số vốn đầu tư công được Quốc hội giao thực hiện năm 2025 là gần 826.000 tỷ đồng. Khu vực dịch vụ, du lịch duy trì đà tăng trưởng tích cực trong quý I, còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy.

Theo Bộ Tài chính, nhiệm vụ đầu tiên trong ngắn hạn là tăng cường đối thoại, thúc đẩy đàm phán song phương với Mỹ để thỏa thuận mức áp thuế đối ứng hợp lý, phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để chuẩn bị tốt các nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, nhất là 17 luật, nghị quyết dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp.

Bộ Nội vụ, các bộ, cơ quan và địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương, đảm bảo không để gián đoạn công việc, ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Cũng theo Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ cần chủ động rà soát, ban hành văn bản theo thẩm quyền hoặc trình sửa đổi, bổ sung, đồng bộ với thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp năm 2013 sửa đổi (dự kiến ngày 1/7/2025), bảo đảm chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động thông suốt, liên tục, không tạo khoảng trống pháp lý.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (8/4), khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có sương mù nhẹ, trời có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác, ban ngày nhiều mây, ít mưa. Dự báo hình thái thời tiết này còn duy trì ở miền Bắc đến ngày 11/4. Từ 12/4, miền Bắc có thể đón không khí lạnh. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, ngày nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Người trẻ nghiện mạng xã hội

Theo báo cáo “Cuộc sống số của người Việt Nam” (Digital life among Vietnamese) vừa được Q&Me phát hành, bạn trẻ trong nhóm tuổi từ 18-29 tuổi, đa phần (31%) dành 2-3 giờ mỗi ngày cho mạng xã hội, 20% sử dụng mạng xã hội trong 3-4 giờ mỗi ngày, 19% cho biết họ đang tiêu thụ các nội dung trên mạng xã hội trong hơn 5 tiếng mỗi ngày. Đáng chú ý, thời lượng dành cho các nền tảng truyền thông xã hội đặc biệt cao ở những người trong độ tuổi 20.

Canh bạc của Mono

TPO - Trở lại đường đua nhạc Việt với MV "Ôm em thật lâu", Mono thử sức với một ca khúc Rn'B thuần nặng về vocal. Kết quả xảy ra với em trai Sơn Tùng M-TP là mọi thứ đầy thách thức.

Xác minh clip người lái xe máy buông 2 tay, nằm trên yên ở Bạc Liêu

Mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip dài 42 giây ghi lại cảnh 1 người điều khiển xe máy trên đường buông 2 tay và nằm trên yên xe, được cho ghi lại ở TP. Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu). Ban An toàn giao thông tỉnh Bạc Liêu đã ghi nhận sự việc và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý nếu có.