Theo Baijiahao, một người phụ nữ họ Hàn ở thành phố Quý Dương (Trung Quốc) đã chia sẻ về việc bà mua một sản phẩm bảo hiểm tên “Bảo hiểm hưu bổng hưởng thụ cuộc sống” (Loại chia sẻ lợi nhuận) theo sự giới thiệu của nhân viên bảo hiểm.
Ngày 11 tháng 1 năm 2024, bà Hàn đã đến công ty bảo hiểm để yêu cầu rút tiền. Lúc này, bà phát hiện rằng số tiền bảo hiểm đã đóng chỉ có thể rút khi con bà đủ 80 tuổi, thay vì 10 năm như lời hứa của nhân viên bảo hiểm.
Mua bảo hiểm do điều khoản hấp dẫn
Theo chia sẻ, năm 2014, bà Hàn có quen biết với một nhân viên bảo hiểm cũng họ Lưu, người này đã mời bà tham gia một buổi giới thiệu tại chi nhánh của công ty bảo hiểm Thái Khang ở thành phố Tuân Nghĩa. Dưới tư vấn của người này, bà Hàn đã mua các sản phẩm bảo hiểm cho bệnh hiểm nghèo.
Sau đó, nhân viên bảo hiểm đã giới thiệu cho bà một sản phẩm bảo hiểm chia sẻ lợi nhuận. Nhân viên này cam kết rằng nếu mỗi năm bà đóng 12.000 NDT (khoảng 41 triệu đồng) và đóng đủ 10 năm, bà có thể rút được cả gốc và lãi bất kỳ lúc nào, với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Sau đó, bà Hàn tiếp tục được mời tham dự các buổi dự thính tại công ty bảo hiểm, nơi những người thuyết minh cũng cam kết rằng nếu đóng đủ 10 năm, bà sẽ có thể rút cả gốc và lãi. Vì tin tưởng vào nhân viên bảo hiểm và lãi suất của sản phẩm này cao hơn ngân hàng, bà Hàn đã quyết định mua bảo hiểm chia sẻ lợi nhuận để tiết kiệm cho con cái.
Phát hiện điều khoản gây sốc trong hợp đồng

Ảnh minh họa
Đến năm 2024, bà Hàn đã đóng bảo hiểm được 8 năm. Khi gia đình gặp khó khăn tài chính do người thân bệnh nặng, bà Hàn đã nhờ con cái đến công ty bảo hiểm để hỏi về số tiền gốc và lãi nếu nộp đủ 10 năm. Tuy nhiên, nhân viên tại quầy đã thông báo rằng bà phải đợi đến khi con bà 80 tuổi mới có thể rút gốc và lãi. Nghe xong thông tin này, bà Hàn gần như ngất xỉu vì sốc.
“Khi tư vấn bảo hiểm, rõ ràng họ nói rằng chỉ cần đóng đủ 10 năm là có thể rút gốc và lãi bất kỳ lúc nào, vậy tại sao bây giờ lại không rút được? Mấy người này là đang lừa đảo đúng không?”
Bà Hàn cho biết, nhân viên bảo hiểm không thông báo cho bà về hai thông tin quan trọng là khi hủy hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng và phải đợi đến khi con bà 80 tuổi mới có thể rút gốc. Vì thế bà cho rằng nhân viên bảo hiểm kia có hành vi lừa đảo trong quá trình tư vấn và bây giờ bà yêu cầu hủy hợp đồng.
Trong lúc bà Hàn đang thảo luận với công ty bảo hiểm Thái Khang về việc hủy hợp đồng, một khách hàng khác cũng đến yêu cầu hủy bảo hiểm. Người này cho biết tình huống của mình giống hệt như bà Hàn, được tư vấn rằng sau khi đóng đủ 10 năm thì có thể rút gốc và lãi. Tuy nhiên, khi muốn rút toàn bộ số tiền đã đóng sau 10 năm (hơn 100.000 NDT - khoảng 346 triệu đồng và lãi) thì họ mới biết là số tiền có thể rút không thể, và nếu hủy hợp đồng, họ còn phải chịu thiệt hại lớn.
Câu trả lời của công ty bảo hiểm

Ảnh minh họa
Vào sáng ngày 7 tháng 11, hai nhân viên Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Thái Khang đã đến chi nhánh Quý Châu để tìm hiểu tình hình liên quan đến yêu cầu hủy hợp đồng của bà Hàn.
Liên quan đến vấn đề bà Hàn phản ánh "nhân viên bảo hiểm có thể đã lừa dối trong quá trình tư vấn," một nhân viên cho biết thông tin trước đây mà họ nhận được và những phản ánh hiện tại của bà Hàn có sự khác biệt nhất định. Để xác minh những gì bà Hàn nói có đúng hay không và liệu nhân viên bảo hiểm có hành vi lừa đảo khi tư vấn hay không, công ty cần tiến hành điều tra thêm.
Sau khi câu chuyện của bà Hàn được báo chí đăng tải, nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ rằng họ cũng gặp tình huống tương tự, nhưng hầu hết đều khó đòi được tiền bồi thường. Câu chuyện này là lời nhắc nhở rằng chúng ta cần thận trọng khi chọn gói bảo hiểm, cảnh giác với lời tư vấn của nhân viên và nắm rõ điều khoản hợp đồng.
(Baidu)