Kinh tế

Cổ phiếu lớn gặp khó

Phiên giao dịch diễn ra trong trạng thái lình xình và ảm đạm. Thanh khoản sụt giảm mạnh cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư, khi VN-Index đang tiếp cận vùng kháng cự quanh mốc 1.370 điểm - cao nhất trong vòng hơn 3 năm qua. Đây cũng là lần đầu tiên sau 5 phiên, giá trị giao dịch trên HoSE rơi xuống dưới 20.000 tỷ đồng.

Thị trường phân hóa mạnh, các nhóm cổ phiếu lớn phần lớn chỉ biến động nhẹ, không tạo được động lực dẫn dắt. Trong nhóm VN30, MSN tăng mạnh nhất 2,4%, lên 72.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này phục hồi rõ rệt trong 2 tháng qua, thị giá tăng 43%.MBB và GAS theo sau với mức tăng hơn 1%, trong khi SHB, CTG, MCB, HPG, TCB chỉ nhích nhẹ quanh 0,5%.

Cổ phiếu lớn gặp khó ảnh 1

VIC và VHM - các mã vốn hóa lớn thứ hai và ba sàn HoSE, đều gặp khó tại vùng đỉnh cũ.

Ở chiều giảm, VHM mất hơn 2,4%, trong khi các mã lớn khác như VCB, TPB, HDB, VIB, PLX, VNM, MWG... chỉ giảm dưới 1%. VIC và VHM - các mã vốn hóa lớn thứ hai và ba sàn HoSE, đều gặp khó tại vùng đỉnh cũ. Phần lớn thời gian giao dịch của VHM trong sắc đỏ.

Trong khi đó, một số mã nhỏ như LGL, LDG, SVD tăng trần. Dòng tiền luân chuyển tìm kiếm cơ hội, khi trường chưa tìm được sự đồng thuận từ nhóm vốn hoá lớn.

Thị trường phân hoá, nhiều nhóm ngành ngập trong sắc đỏ. Cổ phiếu chứng khoán ghi nhận gần 20 mã giảm giá. Sắc xanh quay lại với một số mã dầu khí, GAS, PET, PVS, BSR tăng trên dưới 1%.

Khối ngoại hôm nay quay trở lại bán ròng với tổng giá trị 324 tỷ đồng. FPT là mã bị bán mạnh nhất với giá trị gần 168 tỷ đồng. HPG và STB cũng bị bán ròng trên 100 tỷ đồng/mã.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm hơn 1 điểm, xuống 1.365 điểm. HNX-Index tăng 0,04 điểm (0,02%) lên 227,7 điểm. UPCoM-Index tăng 0,12 điểm (0,12%) lên 100,06 điểm. Thanh khoản tiếp tục sụt giảm, giá trị giao dịch HoSE xuống dưới 19.000 tỷ đồng.

Các tin khác

Ngành học được đề xuất hỗ trợ 3,6 triệu/tháng cho sinh viên, Việt Nam thiếu 200.000 lao động, ra trường không lo thất nghiệp

Theo Báo cáo Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đến năm 2025, ngành công nghệ thông tin sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực mới. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại từ các cơ sở đào tạo trong nước chỉ đáp ứng khoảng 500.000 người. Điều này có nghĩa, hiện Việt Nam đang thiếu khoảng 200.000 lao động có trình độ và tay nghề.