Sức khỏe - Đời sống

Không phải đầu tư, đây mới là thứ giúp "tiền đẻ ra tiền" nhưng ai cũng xem thường: Mong bạn sáng suốt!

Tóm tắt:
  • Đầu tư và kinh doanh thường được xem là cách chính để làm giàu, nhưng có khía cạnh quan trọng hơn: quản lý thời gian.
  • Kỹ năng quản lý thời gian cần thiết để cải thiện tài chính và đạt được thành công.
  • Giết thời gian bằng giải trí vô bổ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng tư duy.
  • Thói quen trì hoãn làm giảm hiệu suất làm việc và dẫn đến căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
  • Ngừng trì hoãn và bắt đầu hành động ngay để tạo ra những thay đổi tích cực trong sự nghiệp và cuộc sống.

Nhắc tới chuyện làm giàu, tôi dám chắc phần lớn mọi người sẽ nghĩ ngay tới hai từ: “Đầu tư” hoặc “kinh doanh”. Tôi không phủ nhận đó là những “nước đi” khả thi với mục tiêu thoát nghèo, làm giàu dù nó cũng rất lắm rủi ro.

Nhưng tôi muốn chia sẻ một góc nhìn khác, rằng đầu tư hay kinh doanh không phải là điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm để cải thiện tình hình tài chính.

Có một việc cấp thiết hơn, quan trọng hơn nhưng lại bị nhiều người xem thường: Kỹ năng quản lý thời gian! Đây là nền tảng cho mọi việc, mọi sự thành công trong cuộc sống lẫn sự nghiệp. Không có kỹ năng quản lý thời gian, kiếm được tiền đã khó chứ đừng nói tới việc kiếm nhiều tiền.

Không phải đầu tư, đây mới là thứ giúp "tiền đẻ ra tiền" nhưng ai cũng xem thường: Mong bạn sáng suốt!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhà văn Lỗ Tấn từng nói: "Lãng phí thời gian của người khác cũng giống như ăn cắp tiền. Lãng phí thời gian của chính mình chính là tự tay hủy hoại tương lai”.

Thời gian là tài sản lớn và công bằng với tất cả mọi người. Một ngày chỉ có 24 giờ, với ai cũng vậy. Nếu muốn thành công, muốn kiếm nhiều tiền và dần trở nên giàu có, bạn bắt buộc phải học kỹ năng quản lý thời gian, bắt đầu với cấp độ cơ bản nhất: Tránh tuyệt đối 2 hành vi dưới đây!

1 - Giết thời gian bằng những trò giải trí vô bổ

Nhà tâm lý học Adam Alter cho biết: Các hình thức giải trí như tiêu thụ nội dung nhanh (những nội dung có độ dài chỉ 15-30 giây) thực sự có thể gây nghiện với cơ chế giống như các chất kích thích. 

Và trong cuộc sống, chúng ta hẳn đã từng giết thời gian bằng những loại hình giải trí thiếu sự lành mạnh như vậy.

Định lướt MXH “một chút thôi” nhưng rồi 2-3h sáng vẫn chưa ngủ, mắt vẫn dính chặt vào màn hình điện thoại trên tay? 

Định chơi game “một lúc” cho khuây khỏa, nhưng vì cảm giác say mê, hiếu thắng, cái “một lúc” ấy có thể là cả một ngày?

Đó chính là những biểu hiện chung, dễ thấy nhất và cũng nhiều người gặp phải nhất, khiến kỹ năng quản lý thời gian của họ hoàn toàn bằng không. Cứ như vậy, thứ họ lãng phí không chỉ là thời gian, mà còn là sức khỏe, khả năng tư duy minh mẫn.

Không phải đầu tư, đây mới là thứ giúp "tiền đẻ ra tiền" nhưng ai cũng xem thường: Mong bạn sáng suốt!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Dữ liệu từ DeepSeek cho thấy khi não bộ con người quen với một kích thích, cứ sau 15 giây, khả năng suy nghĩ sâu sắc sẽ suy giảm vĩnh viễn. Điều đáng sợ hơn nữa là loại hình giải trí thiếu lành mạnh này sẽ dần dần khiến mọi người mất đi nhận thức về thế giới thực. Đến lúc đó, họ thậm chí không còn khả năng nhìn nhận, đánh giá một vấn đề với sự minh mẫn, chứ nói gì tới việc kiếm tiền.

2 - Thói quen trì hoãn

Đầu tiên phải nói, trì hoãn khác với quan sát, nhận định để nắm bắt cơ hội có tính “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”. Đó không phải trì hoãn.

Trì hoãn chính là việc lẽ ra phải làm ngay lúc này, ngay bây giờ, nhưng lại bị chặn bởi suy nghĩ “thôi để mai” hoặc “để một lúc nữa”. Điển hình nhất có thể kể tới thói quen đợi nước đến chân mới chạy, tới sát giờ deadline mới cuống cuồng bắt tay vào làm. Hoặc một ví dụ khác là mục tiêu tập thể dục để giảm cân. Hôm nay tặc lưỡi “thôi để mai”, và đó chính là ngày mai không bao giờ tới.

Không phải đầu tư, đây mới là thứ giúp "tiền đẻ ra tiền" nhưng ai cũng xem thường: Mong bạn sáng suốt!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Thói quen trì hoãn kiểu này gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng trong công việc. Trước hết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và hiệu suất làm việc của chính bạn, và sau đó là ảnh hưởng đến cả đội nhóm.

Hơn nữa, trì hoãn còn gây ra căng thẳng, lo âu và áp lực tâm lý khi công việc dồn ứ, deadline đến gần. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất.

Về mặt sự nghiệp, thói quen trì hoãn làm giảm uy tín và sự tin tưởng từ đồng nghiệp, cấp trên và đối tác. Nó cản trở cơ hội thăng tiến và phát triển kỹ năng, khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và không đáng tin cậy.

Thế đấy, trì hoãn chẳng mang lại tác động tích cực nào ngoài cảm giác thỏa mãn ngắn ngủi. Vậy mà không ít người vẫn để thói quen trì hoãn trói lại. Nghĩ thử xem, bao năm qua, nếu mình chịu khó làm mọi thứ ngay lập tức như nó vốn dĩ phải thế, thì giờ này, mình có khá hơn không? Câu trả lời chắc chắn là có, có thể chưa giàu nhưng chí ít cũng là một phiên bản tốt hơn hiện tại.

Vậy nên đừng trì hoãn nữa! Đừng tự tay gạt bỏ cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp nữa! 

Các tin khác

Quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hình sự: Yếu tố ‘người nổi tiếng’ là tình tiết tăng

Vụ án kẹo Kera gây chấn động dư luận khi Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố, còn Hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra. Qua vụ án này cũng là lời cảnh tỉnh về trách nhiệm pháp lý và đạo đức của người nổi tiếng, KOLS khi tham gia quảng cáo trong thời đại truyền thông số.

Đại học không phải con đường duy nhất đến thành công

Trong khi nhiều sĩ tử vẫn đang băn khoăn lựa chọn giữa các trường đại học top đầu, thì không ít bạn trẻ đã tìm thấy con đường riêng cho mình – một lối đi "gọn nhẹ" nhưng đầy triển vọng đó là học tại các trường cao đẳng.

Món ăn người Việt từ lâu lãng quên, luôn tránh né vì sợ bệnh: Thế giới xếp vào top 10 thực phẩm tốt nhất

Bảng xếp hạng 100 loại thực phẩm lành mạnh nhất thế giới, bất ngờ khi món quen bị lãng quên, nhiều người tránh ăn vì sợ béo, bệnh lại được vinh danh ở vị trí thứ 8. Bất ngờ hơn cả khi nó vượt mặt cả bông cải xanh, loại thực phẩm đang được xếp ở vị trí 94 theo BBC Anh công bố.