Sức khỏe - Đời sống

Lo âu công việc kéo dài, cô gái trẻ phải khám tâm thần

Cô gái 23 tuổi (Hà Nội) phải đến viện khám bệnh do thường xuyên suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ và khó biểu đạt cảm xúc trong những tình huống căng thẳng, kèm theo nhiều dấu hiệu suy giảm sức khoẻ rõ rệt.

Theo bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện E), bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lo âu kèm triệu chứng thần kinh thực vật và suy giảm chức năng. Phác đồ điều trị gồm trị liệu tâm lý cá nhân và thuốc.

Làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. (Ảnh minh hoạ)

Làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. (Ảnh minh hoạ)

Sau gần 3 tuần dùng thuốc, kết quả kiểm tra cho thấy, người bệnh giảm rõ rệt triệu chứng lo âu. Giấc ngủ được cải thiện, không tỉnh giấc giữa đêm. Những cơn đánh trống ngực, hồi hộp, đau thắt ngực không còn, tuy vẫn còn cảm giác nghe thấy tiếng tim đập khi nằm ngủ - một biểu hiện điển hình của rối loạn thần kinh thực vật. Khả năng tập trung được cải thiện, bệnh nhân tiếp tục duy trì điều trị theo đúng hướng dẫn.

Ở lần khám gần nhất (ngày 21/7), sức khỏe tổng thể của cô gái cải thiện rõ ràng hơn. Các biểu hiện lo âu gần như không còn, giấc ngủ sâu và ổn định, ăn uống tốt. Các triệu chứng thần kinh thực vật, kể cả việc nghe rõ tiếng tim đập khi nằm ngủ biến mất hoàn toàn.

Theo bác sĩ Chung, đây là trường hợp đáp ứng điều trị tốt. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và can thiệp từ sớm, rối loạn lo âu có thể tiến triển âm thầm và chuyển thành mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống.

Bệnh nhân sẽ tiếp tục duy trì phác đồ hiện tại thêm hai tháng nữa, sau đó giảm dần liều trong 2-3 tháng để ngăn nguy cơ tái phát.

Do áp lực của đời sống hiện đại, các vấn đề rối loạn lo âu có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2021, khoảng 4% dân số thế giới mắc phải chứng rối loạn lo âu, tương đương với 301 triệu người.

Thống kê của Bộ Y tế công bố tháng 8/2023 cũng chỉ ra, mỗi năm gần 15 triệu người Việt Nam mắc các chứng rối loạn tâm thần, đứng đầu là trầm cảm, rối loạn lo âu - chiếm 5,4% dân số.

Các chuyên gia nhận định, làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi, stress, rối loạn giấc ngủ, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Do đó, mọi người cần ăn uống cân bằng, lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Ngoài ra, nên dành thời gian giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

Người gặp tình trạng kiệt quệ, có dấu hiệu trầm cảm cần tăng cường kết nối xã hội, tìm kiếm sự giúp đỡ, trò chuyện về những vấn đề đang gặp phải, điều trị kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng.

Các tin khác

Hành trình khởi nghiệp ‘nghẹt thở" của CEO 9X tỷ đô từng bỏ học

MỸ - Bỏ học đại học giữa chừng, cứu startup thoát cửa tử bằng tinh thần ‘làm đến cùng’, chàng trai trẻ người Mỹ Wes Schroll đã biến Fetch từ một ứng dụng suýt phá sản thành công ty công nghệ tiêu dùng trị giá 2,5 tỷ USD (khoảng 65,3 nghìn tỷ đồng).

"Rể Việt" Jung Il-woo sắp đến Việt Nam

Tài tử Hàn Quốc Jung Il-woo, còn được ưu ái gọi "rể Việt", xác nhận sẽ đến Việt Nam tham gia chuỗi hoạt động quảng bá phim "Mang mẹ đi bỏ".

Thực tế tàn khốc đằng sau giấc mộng nổi tiếng

Diễn viên không phải là công việc mang lại thu nhập ổn định cho người trẻ. Vì hoài bão, họ không thể tìm công việc toàn thời gian, thay vào đó làm những công việc tạm bợ như phát tờ rơi, phục vụ bàn... để chờ cơ hội nổi tiếng.