Thế giới

Mao Trạch Đông cho vay không lấy lãi: Trung Quốc gây dựng mối quan hệ độc đáo với 1 quốc gia

Đối tác quân sự đặc biệt của Trung Quốc ở châu Phi

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã mở rộng đáng kể hoạt động ngoại giao quân sự và an ninh trên khắp châu Phi, thiết lập quan hệ với 53 trong số 54 quốc gia của châu lục, ngoại trừ eSwatini.

Các nhà quan sát cho rằng trong số các quốc gia đó, Tanzania ni bt là đi tác quân s đc bit mnh m và bn vng ca Bc Kinh, với hơn 90% vũ khí quân sự của nước này đến từ Trung Quốc.

Theo một nghiên cứu được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi (Mỹ) công bố vào tháng trước, Tanzania có "mi quan h rt đc bit" vi Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc (PLA), "mt mi quan h s không tìm thy bt k quc gia châu Phi nào khác".

Theo nghiên cứu, kho vũ khí quân sự, trật tự chiến đấu, học thuyết chiến đấu và học thuyết phục vụ của Tanzania chịu ảnh hưởng rất nhiều từ PLA.

Một người lính PLA hướng dẫn binh lính Tanzania tại một căn cứ huấn luyện quân sự ở quốc gia Đông Phi này. Ảnh: CCTV

Nhà nghiên cứu Paul Nantulya, một chuyên gia về Trung Quốc-Châu Phi thuộc Đại học Quốc phòng Washington, cho biết: "Ảnh hưởng lâu dài này bắt nguồn từ sự tham gia của PLA trong việc thành lập và xây dựng Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Tanzania từ năm 1964 đến nay, điều này giải thích đầy đủ mối liên kết độc đáo của họ".

Nghiên cứu về sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Châu Phi thông qua các hoạt động an ninh mở rộng cho thấy Bắc Kinh vẫn là đối tác quân sự chính của Tanzania và là nguồn cung cấp vũ khí, giáo dục, đào tạo và cố vấn quân sự chính.

Theo Nantulya, sự hợp tác này bao gồm các cuộc tập trận quân sự thường xuyên và các hệ thống vũ khí lớn như xe tăng lội nước, tàu tuần tra và máy bay chiến đấu.

Ông cho biết hầu hết các cơ sở quan trọng của Tanzania như Căn cứ Không quân Ngerengere, Căn cứ Hải quân Kigamboni và Trung tâm Đào tạo Toàn diện cho quân đội ở Mapinga đều do Trung Quốc xây dựng. Tương tự như vậy, hầu hết các cơ sở giáo dục quân sự chuyên nghiệp của Tanzania, bao gồm học viện đào tạo ở Monduli và Cao đẳng Quốc phòng Quốc gia, Nantulya nói thêm

Ông giải thích rằng vào năm 1964, sau một cuộc binh biến, giới lãnh đạo Tanzania đã phản ứng bằng cách giải tán toàn bộ quân đội Tanganyika và xây dựng lại và PLA là lực lượng đầu tiên đề nghị hỗ trợ quân sự trực tiếp để xây dựng lại Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Tanzania (TPDF) từ con số không.

Sự kiện này cũng trùng với thời kỳ nhà lãnh đo Trung Quc Mao Trch Đông cung cp khon vay không tính lãi đ xây dng Tuyến đường st Tanzania-Zambia (Tazara) , nối cảng Dar es Salaam và vành đai đồng của Zambia, vẫn là dự án viện trợ nước ngoài lớn nhất của Bắc Kinh tại Châu Phi.

Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng

Trung Quốc và Tanzania thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung, chẳng hạn như cuộc tập trận Hòa bình Thống nhất-2024.

Cuộc tập trận năm 2024 là cuộc tập trận quân sự chung thứ tư giữa Tanzania và Trung Quốc, sau các cuộc tập trận tương tự vào năm 2014, cuối năm 2019 đến đầu năm 2020 và tháng 9 năm 2023. Cuộc tập trận Hòa bình Thống nhất-2024 đặc biệt đáng chú ý vì quy mô chưa từng có, bao gồm việc triển khai hàng trăm quân Trung Quốc trên các hoạt động trên bộ và trên biển rộng lớn.

Cố Tổng thống Tanzania Julius Nyerere gặp cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông vào năm 1965 tại Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua

Trong cuộc tập trận quân sự chung năm ngoái, chỉ huy hải quân Tanzania Ramadhan Hassan đã khẳng định vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc thành lập lực lượng đặc nhiệm hải quân Tanzania vào năm 1969 và trong việc cung cấp hỗ trợ và giúp đỡ để nuôi dưỡng năng lực hàng hải kể từ đó. Ông gọi đó là "minh chứng cho tình đồng chí bền chặt giữa hai lực lượng quốc phòng".

Theo Xue Zhengyun, chỉ huy quân đội Trung Quốc, cuộc tập trận chung cho thấy quyết tâm của Trung Quốc và Tanzania trong việc bảo vệ an ninh và ổn định khu vực.

David Shinn, chuyên gia về Trung Quốc-Châu Phi và là giáo sư tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliott thuộc Đại học George Washington, cho biết trong khi Trung Quốc đang cố gắng mở rộng hoạt động quân sự trên khắp lục địa và thực hiện nhiều giao dịch mua bán vũ khí lớn hơn với một số quốc gia châu Phi giàu có và đông dân hơn, thì "không quốc gia nào có mối quan hệ quân sự lịch sử với Trung Quốc như Tanzania".

"Tanzania được cho là đối tác quân sự lâu dài và liên tục nhất của Trung Quốc tại Châu Phi. Tanzania rõ ràng đã hài lòng với sự hợp tác này trong nhiều năm qua."

Tim Zajontz, nghiên cứu viên tại Trung tâm Chính trị Quốc tế và So sánh tại Đại học Stellenbosch, Nam Phi, cho biết sự phụ thuộc lớn của Tanzania vào ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc bắt nguồn từ mối quan hệ lâu đời về mặt thể chế và cá nhân giữa quân đội hai nước.

Ông cho biết Trung Quốc hấp dẫn các nước châu Phi vì nước này cung cấp sự hợp tác toàn diện, lâu dài và linh hoạt trong lĩnh vực an ninh:

"Vũ khí Trung Quốc rất cạnh tranh về cả giá cả và công nghệ. Nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa các lực lượng vũ trang, việc mua vũ khí Trung Quốc đi kèm với đào tạo về cách sử dụng và bảo dưỡng".

Trong cuộc gặp năm ngoái với Tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng Tanzania là nơi đầu tiên Trung Quốc đưa ra chính sách châu Phi cho kỷ nguyên mới.

Ông Tập cho biết quan hệ Trung Quốc-Tanzania phù hợp với xu hướng phát triển lịch sử của Nam Bán cầu, có giá trị quan trọng và đóng vai trò dẫn đầu.

Đáp lại, Tổng thống Hassan cho biết Trung Quốc là đối tác đáng tin cậy và không thể thiếu của Tanzania. Bà cho biết Tanzania sẵn sàng tích cực hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác sáng kiến Vành đai và Con đường.

(Theo SCMP, China Daily)

Các tin khác

Triệt phá nhóm lừa đảo, rửa tiền quy mô 1.200 tỷ đồng: Đối tượng cầm đầu chuyên code web đồi truỵ

Kết quả điều tra xác định: Các đối tượng có trình độ hoặc am hiểu, yêu thích tìm hiểu công nghệ thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc quản trị hệ thống trung gian thanh toán trái phép hoạt động online được tích hợp trực tiếp với các cổng game online trái phép - địa chỉ IP ở nước ngoài.