Kinh tế

Một "đại gia" ngân hàng đóng cửa hàng loạt điểm giao dịch

Theo số liệu cập nhật đến ngày 4/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có 535 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước. 

Đây là một con số không nhỏ đối với một ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2025 đến nay, Sacombank đã chấm dứt hoạt động của hàng loạt phòng giao dịch.

Mới đây nhất, ngày 30/6, Sacombank cùng lúc đóng cửa 5 phòng giao dịch tại TPHCM, gồm: Phòng giao dịch Hòa Thạnh (thuộc Chi nhánh Bình Tân); Phòng giao dịch Hoàng Hoa Thám (thuộc Chi nhánh Bình Thạnh); Phòng giao dịch Thông Tây Hội (thuộc Chi nhánh Gò Vấp); Phòng giao dịch Nguyễn Công Trứ (thuộc Chi nhánh Quận 4) và Phòng giao dịch Hòa Hưng (thuộc Chi nhánh Nguyễn Văn Trỗi).

Sacombank cũng thông báo chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch Long Thành (thuộc Chi nhánh Đồng Nai) và Phòng giao dịch Trảng Bàng (Chi nhánh Tây Ninh) kể từ ngày 16/6.

Trước đó, Sacombank đã dừng hoạt động Phòng giao dịch Bách Khoa (thuộc Chi nhánh Hà Nội) và Phòng giao dịch Thụy Khuê (Chi nhánh Đông Đô, TP Hà Nội) kể từ ngày 14/4. 

Ảnh PGD STB.jpg
Sacombank mạnh tay đóng cửa hàng loạt điểm giao dịch. Ảnh: Sacombank

Ngân hàng do ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT cũng chấm dứt hoạt động Phòng giao dịch Thốt Nốt (Chi nhánh Cần Thơ) và Phòng giao dịch Hồng Ngự (Chi nhánh Đồng Tháp) kể từ ngày 15/4. 

Không chỉ đóng cửa hàng loạt điểm giao dịch trong 6 tháng đầu năm 2025, Sacombank còn sắp xếp lại hệ thống các phòng giao dịch bằng việc thay đổi tên gọi, địa điểm của hàng chục phòng giao dịch để phù hợp với yêu cầu quản lý mới.

Ngoài Sacombank, một “ông lớn” thuộc nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là VietinBank cũng thông báo chấm dứt hoạt động của 7 phòng giao dịch trong tháng 5 và tháng 6, nâng tổng số phòng giao dịch VietinBank đã đóng cửa lên con số 32.

VietinBank cho biết, việc tiếp tục số hóa sâu rộng sản phẩm, dịch vụ, tái thiết kế các quy trình kinh doanh, cắt giảm mạng lưới giao dịch truyền thống, tập trung khai thác sức mạnh của dữ liệu... là những hoạt động trọng tâm nhằm tăng tốc chuyển đổi số toàn diện.

Với trường hợp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng đã buộc phải đóng cửa hàng trăm điểm giao dịch trong hai năm trở lại đây nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí. 

Tính đến ngày 15/7, SCB chỉ còn duy trì 54 phòng giao dịch tại 20 tỉnh, thành phố sau sáp nhập. Con số này tương đương khoảng 25% so với 207 phòng giao dịch từng hoạt động trước khi SCB đóng cửa 153 phòng giao dịch chỉ trong hai năm.

Việc SCB đồng loạt đóng cửa phòng giao dịch diễn ra sau khi đại án Trương Mỹ Lan - cổ đông chi phối của ngân hàng - bị phanh phui. Việc cắt giảm diễn ra ồ ạt từ tháng 6/2023 và đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại.

Chỉ riêng trong năm 2024, ngân hàng đã chấm dứt hoạt động tới 95 điểm giao dịch.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, có 14 phòng giao dịch SCB dừng hoạt động. Lần gần nhất là ngày 13/6, SCB thông báo đóng cửa 3 phòng giao dịch tại TPHCM.

Các tin khác

Hành trình khởi nghiệp ‘nghẹt thở" của CEO 9X tỷ đô từng bỏ học

MỸ - Bỏ học đại học giữa chừng, cứu startup thoát cửa tử bằng tinh thần ‘làm đến cùng’, chàng trai trẻ người Mỹ Wes Schroll đã biến Fetch từ một ứng dụng suýt phá sản thành công ty công nghệ tiêu dùng trị giá 2,5 tỷ USD (khoảng 65,3 nghìn tỷ đồng).

"Rể Việt" Jung Il-woo sắp đến Việt Nam

Tài tử Hàn Quốc Jung Il-woo, còn được ưu ái gọi "rể Việt", xác nhận sẽ đến Việt Nam tham gia chuỗi hoạt động quảng bá phim "Mang mẹ đi bỏ".

Thực tế tàn khốc đằng sau giấc mộng nổi tiếng

Diễn viên không phải là công việc mang lại thu nhập ổn định cho người trẻ. Vì hoài bão, họ không thể tìm công việc toàn thời gian, thay vào đó làm những công việc tạm bợ như phát tờ rơi, phục vụ bàn... để chờ cơ hội nổi tiếng.