Kinh tế

Nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á lo lắng khi 100.000 người trong ngành chăn nuôi nguy cơ thất nghiệp chỉ sau 1 đêm: Chuyện gì đang xảy ra?

Thái Lan, với ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp, đang đứng trước cú sốc lớn khi chính phủ cho phép nhập khẩu thịt lợn Mỹ giá rẻ, một biện pháp nhằm cân bằng thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, bước đi này ngay lập tức làm dấy lên lo ngại rộng khắp bởi có thể khiến hơn 100.000 người mất việc, từ nông dân nuôi heo đến công nhân nhà máy chế biến và ngành nguyên liệu chăn nuôi.

Mới đây, The Thaiger dẫn lời Hiệp hội Quốc gia Nông dân Heo Thái Lan (NSRA) cảnh báo: “Nếu thịt lợn Mỹ ồ ạt ồ ạt tràn vào thị trường, hơn 100.000 người nuôi lợn sẽ mất việc làm, sau đó đổ vỡ cả một chuỗi ngành chăn nuôi vốn đã nuôi sống biết bao gia đình”. Nguy hiểm hơn, tác động không chỉ dừng lại ở người nuôi lợn, mà còn kéo theo ảnh hưởng đến cả bộ phận những người trồng ngô, đậu nành, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến thịt,...

Động lực để Thái Lan mở cửa thịt lợn Mỹ nằm trong chiến thuật cân bằng thương mại với Mỹ – khi nước này tuyên bố áp thuế 36% vào hàng hóa xuất khẩu của Thái để trả đũa và buộc Thái Lan phải nhượng bộ. Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, Pichai Chunhavajira, xác nhận chính sách nhập khẩu thịt nhằm chuẩn bị cho đàm phán cấp cao, song nhấn mạnh: các biện pháp này “phải có lợi cho người dân”.

Thế nhưng, chính ông Sitthiphan Thanakiatpinyo – Chủ tịch Hiệp hội heo – đã phản bác rằng chăn nuôi lợn ở Thái Lan vốn lợi nhuận thấp nhưng chi phí lại cao. Mang vào lợn rẻ Mỹ sẽ phá giá sản xuất nội địa… Không thể đánh đổi an ninh thực phẩm và sinh kế hàng triệu người vì một chính sách kinh tế.

Trước đó, vào ngày 10/4/2025, hơn 1.000 nông dân chăn nuôi heo đã tập hợp trước Bộ Tài chính tại Bangkok, yêu cầu chính phủ từ bỏ kế hoạch nhập khẩu này. Ông Sitthiphan nói rõ: “Giữ chân các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm cho người Thái không phải là sự đóng cửa, mà là bảo vệ sinh kế nông thôn và mạng lưới an toàn lương thực”.

Đằng sau con số 100.000 người mất việc, câu chuyện còn rộng lớn hơn. The Thaiger cảnh báo ngành chăn nuôi lợn là hệ sinh thái bao gồm người nuôi, người trồng ngô và đậu nành làm thức ăn, hệ thống cám, logistics, nhà máy giết mổ, chế biến,... tạo chuỗi cung cấp kết nối từ nông thôn đến đô thị. Việc nhập khẩu ào ạt sẽ xóa sổ một hệ sinh thái, đẩy người dân vào cảnh thất nghiệp và đói nghèo, thậm chí mất dần văn hóa nông nghiệp truyền thống.

Về kinh tế, Reuters ghi nhận Thái Lan gần đây đang cân nhắc tăng nhập khẩu cám Mỹ như ngô và đậu nành – nhằm giảm chi phí chăn nuôi. Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Thái Lan đang đàm phán mua 2,8 tỷ USD cám từ Mỹ – bước đà để chính phủ nới lỏng các điều kiện nhập khẩu thịt. Chiến lược cân đối lợi ích đặt Thái Lan vào thế “tiến lui đều khó” bởi nếu bảo vệ ngành, có thể gây căng thẳng thương mại với Mỹ. Nếu mở cửa, hàng nghìn hộ nông dân và doanh nghiệp nhỏ sẽ chịu tổn thương.

Theo: The Thaiger

Các tin khác

TP HCM sẽ đổi tên 24 bệnh viện

Sau khi sáp nhập 3 địa phương, số bệnh viện ở TP HCM tăng từ 134 lên 164 song tỉ lệ giường bệnh/vạn dân lại giảm từ 42 xuống còn 35

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 190-430 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 10.7, giá xăng dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng, trừ giá dầu mazut 180CST 3.5S.