Kinh tế

Người Việt biến lá rau dại thành "lá vàng", hái đếm tiền không xuể

Tóm tắt:
  • Rau đắng, hay cây biển súc, mọc rộng khắp Việt Nam và được dùng làm thực phẩm và dược liệu.
  • Cây có vị đắng, tính bình, hỗ trợ chữa rắn cắn, tiểu buốt, sỏi thận, và vàng da.
  • Rau đắng còn giúp kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu, giải độc hiệu quả.
  • Cây cũng phổ biến ở Trung Quốc và các nước châu Á, từng là “rau cứu đói” và dược liệu phổ biến.
  • Giá rau đắng tại Việt Nam đắt hơn Trung Quốc, dao động từ 102.000 đến 199.000 đồng/kg.

Từ lá rau đến “lá vàng”

Cây biển súc hay còn gọi là rau đắng từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với người Việt. Loại rau này phân bố rộng rãi trên khắp nước ta, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội.

 - Ảnh 1.

Ở một số nơi, rau đắng còn được gọi là cây xương cá vì đặc điểm hình dạng - lá nhỏ, mọc so le và có bẹ chìa. Cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần, vừa có thể dùng làm thực phẩm, vừa có giá trị dược liệu. Toàn bộ cây đều có thể sử dụng.

Đúng như tên gọi, rau đắng có vị đắng nhưng không độc, tính bình. Người Việt xưa thường dùng nó để chữa vết rắn cắn, chữa tiểu buốt, sỏi thận, bệnh vàng da. Bên cạnh đó, rau đắng còn có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu và giải độc.

 - Ảnh 3.

Không chỉ phân bố ở Việt Nam, cây rau đắng còn được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới châu Á như Trung Quốc, Lào, Myanmar. Xưa kia ở Trung Quốc, cây rau đắng từng là loại “rau cứu đói” trong những năm tháng khó khăn của người dân nước này. Họ hái chồi non, chần qua với nước sôi rồi trộn với tỏi để làm dịu vị đắng của rau.

 - Ảnh 5.

Trên thị trường dược liệu xứ Trung, rau đắng cũng là một vị thuốc phổ biến để điều trị chứng tiểu nhiều và tiểu buốt. Tại đây, rau đắng còn được trồng trong nhà kính thông minh, được điều chỉnh tỷ lệ dinh dưỡng, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để cây phát triển tốt nhất. Các công ty công nghệ sinh học xứ Trung còn tạo ra các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chiết xuất từ rau đắng. Sản phẩm này rất được yêu thích tại thị trường Nhật Bản và Trung Quốc.

 - Ảnh 6.

Hiện tại ở Trung Quốc, rau đắng khô có giá gần 22 NDT/kg, tương đương 76.500đ/kg. Trong khi đó ở Việt Nam, dược liệu này có giá cao hơn, dao động từ 102.000 – 199.000đ/kg tùy nơi bán, nguồn gốc và chất lượng.

Các tin khác

Lạc bước giữa mùa xuân Pakistan

Những ngôi làng, thung lũng ngập sắc hoa, nép mình bên dãy núi hùng vĩ tạo nên bức tranh mùa xuân Pakistan "như trong tranh'' khiến khách Việt say đắm.

Chàng trai chi hơn nửa tỉ đồng cho bộ sưu tập "những người bạn nhựa"

Nhen nhóm ước mơ sưu tầm mô hình từ bé, mãi đến năm 2016, anh Nguyễn Ngọc Thành Tâm mới bắt đầu thực hiện. Anh đã chi hơn nửa tỉ đồng để sở hữu hàng trăm mô hình từ siêu anh hùng, quái vật, tới các nhân vật biểu tượng với đủ loại hình dáng, kích thước khác nhau.

Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4

Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Chu Quần Phi - Từ cô gái "công xưởng" đến nữ tỷ phú giàu nhất Trung Quốc không mang danh "người thừa kế"

Chu Quần Phi, từ một cô gái làm công trong nhà máy đã vươn lên trở thành “Nữ hoàng kính điện thoại” và người giàu nhất tỉnh Hà Nam. Hành trình khởi nghiệp từ tay trắng của Chu Quần Phi không chỉ là câu chuyện về ý chí kiên cường mà còn là minh chứng cho tài năng kinh doanh xuất chúng.