Kinh tế

Sầu riêng Việt Nam bất ngờ nhận tin vui lớn từ Trung Quốc

Theo thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đơn vị này đã tổng hợp, gửi hồ sơ 1.604 vùng trồng và 314 cơ sở đóng gói sầu riêng cho GACC. Đến ngày 21/5, GACC chính thức cập nhật 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, đây là các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng mới được Hải quan Trung Quốc phê duyệt.

Lũy kế đến ngày 21/5, Việt Nam có hơn 1.400 mã số vùng trồng sầu riêng (đã trừ đi các mã số bị thu hồi) được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

sau rieng
Việt Nam có cơ hội lớn để gia tăng sản lượng sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Mạnh Khương

Theo GACC, việc mở rộng danh sách này tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. Các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động tận dụng cơ hội, đồng thời bảo đảm tuân thủ nghiêm túc quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm nhằm xuất khẩu một cách bền vững.

Những năm gần đây, diện tích sầu riêng ở nước ta mở rộng nhanh chóng, đạt gần 180.000 ha. Tổng sản lượng sầu riêng cũng tăng mạnh qua các năm và ước đạt trên 1,55 triệu tấn vào năm 2025.

Tuy nhiên, theo quy định, chỉ có sầu riêng ở những vùng trồng mà GACC phê duyệt mới được phép xuất khẩu vào Trung Quốc. Do đó, việc được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt thêm các mã số vùng trồng mới cho Việt Nam cũng mở ra cơ hội chúng ta có thể gia tăng sản lượng sầu riêng xuất khẩu vào thị trường này. 

Theo lãnh đạo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, thị trường ngày càng khó tính, chỉ cần sai lệch nhỏ về dư lượng hóa chất hay truy xuất không đúng nguồn gốc có thể khiến vùng trồng bị đình chỉ, doanh nghiệp mất quyền xuất khẩu. Vì vậy, giữ vững từng mã số vùng trồng giờ đây không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn để có thể xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân này.

Các tin khác

Nút giao "dị dạng" vì mặt bằng chưa giải phóng xong

Được thành phố Hà Nội yêu cầu giải phóng mặt bằng chậm nhất trong quý II/2025, nhưng đến nay nút giao đường Phạm Tu - Xa La (Thanh Trì) vẫn là công trường ngổn ngang, mặt bằng chưa giải phóng xong, khiến nơi đây trở thành nút giao dị dạng lớn ở Hà Nội.