Công nghệ

Tại sao lừa đảo qua Telegram luôn tìm mọi cách lấy bằng được số điện thoại của nạn nhân?

Tóm tắt:
  • Người dùng Telegram đang trở thành mục tiêu của nhiều hình thức lừa đảo khác nhau.
  • Kẻ gian thường giả mạo nhà cung cấp dịch vụ để lừa đảo người dùng.
  • Telegram cho phép đổi tên và xóa tin nhắn dễ dàng, giúp kẻ gian khó bị phát hiện.
  • Kẻ tấn công có thể lấy số điện thoại của nạn nhân qua cài đặt công khai trên Telegram.
  • Người dùng cần cẩn trọng với tin nhắn lạ và kiểm tra phiên đăng nhập để bảo vệ tài khoản.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, một số hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên Telegram hiện nay là tạo nhóm tạo kênh và tạo bot để kiếm tiền; tạo nhóm, tạo kênh, tham gia group để kiếm tiền; giả mạo nhà cung cấp dịch vụ - đây là phương thức lừa đảo khá phổ biến, nhưng vẫn nhiều người dùng mắc bẫy, đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo các nhà cung cấp dịch vụ và gửi tin nhắn cho người dùng.

Với Telegram, người dùng có thể đổi tên nhiều lần mà không bị ứng dụng yêu cầu xác minh. Đồng thời, Telegram cho phép người gửi xóa được hết các tin nhắn trò chuyện của cả người nhận, trong khi các ứng dụng khác chỉ xóa được ở phía người gửi.

Lợi dụng kẽ hở này, kẻ gian sẽ đổi tên nick Telegram thường xuyên, đồng thời thay đổi cả ảnh đại diện để chat với nạn nhân. Với mỗi lần đổi tên và xóa tin nhắn như thế, người nhận (nạn nhân) dù đã từng nhắn tin với kẻ gian cũng không hay biết, cứ ngỡ đang nhắn tin với một người khác.

Với tính năng xóa dữ liệu 2 chiều, kẻ gian không phải lập nick mới, tốn thời gian. Đó là lý do vì sao mỗi lần muốn làm nhiệm vụ kiếm tiền, nạn nhân lại được kết nối với một người mới qua ứng dụng Telegram. Cứ sau mỗi lần lừa thành công hoặc kết thúc một phiên trò chuyện, kẻ gian lại đổi tên, ảnh đại diện khác để tiếp tục đi lừa, nên rất khó xác định.

Bên cạnh đó, trên một ứng dụng Telegram có thể chuyển đổi giữa các nick khác nhau dễ dàng, nhanh chóng (trong khi các ứng dụng khác phải mất thời gian). Điều này giúp kẻ gian có thể tạo ra nhiều nick bằng nhiều số điện thoại, rồi đóng vai nhiều người tiếp cận, cùng lừa đảo nạn nhân.

Chiêu bài của kẻ gian thường đóng giả người tư vấn công việc, kế toán trả lương, chuyên viên hướng dẫn công việc để cùng hỗ trợ khách hàng. Hoặc một người bất kỳ sau khi thấy nạn nhân vào nhóm, băn khoăn chưa nạp vốn sẽ tiếp cận để "khuyên nhủ" nhanh chóng chuyển tiền nạp vốn. Hầu hết các nhân vật đóng giả đều là của một người.

Kẻ tấn công sẽ tiếp cận người bị hại như sau: Đầu tiên kẻ tấn công sẽ tìm cách lấy bằng được số điện thoại của nạn nhân, lợi dụng sơ hở của người dùng khi để công khai thông tin số điện thoại trên Telegram.

Thông thường, cài đặt thông tin số điện thoại trên Telegram có 3 tùy chọn: Bất kỳ ai cũng có thể xem số điện thoại của người dùng; chỉ những người trong danh sách liên lạc mới có thể xem; không ai có thể xem.

Kẻ tấn công có thể lấy số điện thoại nếu người dùng để tùy chọn đầu tiên. Theo đó, tin tặc có thể xem được số điện thoại của người dùng thông qua những group public trên Telegram khi người dùng bật chế độ bất kỳ ai cũng có xem số điện thoại của mình.

Ngoài ra, kẻ tấn công có thể lấy số điện thoại người dùng qua cách chiếm đoạt một tài khoản khác có trong danh sách liên hệ, hoặc qua bất kì kênh nào mà người dùng để lộ số điện thoại.

Sau khi tìm bằng được số điện thoại, kẻ tấn công sẽ tiếp cận với người dùng và khéo léo lấy lòng tin của nạn nhân, lừa nạn nhân chụp ảnh màn hình có chứa mã OTP của Telegram. Khi có mã OTP, kẻ tấn công dễ dàng đăng nhập vào tài khoản nạn nhân trong trường hợp tài khoản này không có xác thực hai yếu tố.

Sau đó tin tặc sẽ chờ một ngày (theo quy định của Telegram), để xóa phiên đăng nhập của nạn nhân khỏi tài khoản. Khi ấy người dùng sẽ bị đăng xuất khỏi tài khoản của chính mình trên thiết bị đang dùng.

Telegram có tính năng thông báo đăng nhập, khi người dùng bỗng dưng nhận được thông báo đăng nhập lạ, đó có thể là kẻ gian. Hãy cẩn trọng và vào mục Active Session kiểm tra cũng như xóa ngay khi không nhận ra thiết bị trên. Và hãy cảnh giác với những tin nhắn từ người lạ trên Telegram và cẩn trọng trước khi cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai.

Các tin khác

4 ngôi sao bị ghét nhất

Dù là ngôi sao hạng A nhưng Dương Dương, Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, Thành Nghị đều vướng bê bối, nhiều yêu sách trong quá trình hợp tác bị người hâm mộ tẩy chay.

Ăn món kho hàng ngày có gây hại?

Gia đình tôi thường xuyên ăn cơm với cá, thịt kho vì ngon miệng, bổ sung năng lượng, nhưng lo ngại liệu tiêu thụ món kho hàng ngày có tốt? (Đào, 35 tuổi, Hưng Yên)

Doanh nghiệp đào vàng lớn nhất Việt Nam đang làm ăn ra sao?

Trong bối cảnh giá vàng liên tục lập đỉnh mới, doanh nghiệp đào vàng lớn nhất Việt Nam cũng ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động khai thác. Tuy nhiên, có doanh nghiệp lại ghi nhận doanh thu bằng 0 vì giấy phép khai thác vàng hết hạn.

Ứng trực đảm bảo cấp điện toàn khu vực phía Nam dịp giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, các đơn vị điện lực trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam sẽ không thực hiện các công tác ngừng, giảm cung cấp điện trong dịp giỗ tổ Hùng Vương (từ ngày 5/4 đến hết ngày 7/4) và kỳ nghỉ lễ 30/4 – 01/5 (từ ngày 30/4 đến hết ngày 4/5), trừ trường hợp xử lý sự cố.

Triệt phá đường dây lừa đảo đầu tư ngoại hối

Ngày 5/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang cho biết vừa triệt phá một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, với hình thức kêu gọi đầu tư ngoại hối.

Mỹ áp thuế 46% tác động rất lớn tới 4 mặt hàng chủ lực của Bình Định

Kim ngạch xuất khẩu của Bình Định sang Mỹ năm 2024 đạt hơn 600 triệu USD, chiếm 34,5% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh và tập trung vào một số mặt hàng như: Gỗ, may mặc, giày dép, thủy sản. Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết, việc Mỹ áp thuế 46% tác động rất lớn tới 4 mặt hàng chủ lực này.