Sức khỏe - Đời sống

Thôn ở Hà Tĩnh có gần 500 người xuất ngoại, mỗi năm gửi về quê cả trăm tỷ đồng

Cả làng xuất ngoại

Cuối tháng 1, gia đình ông Phan Huy Võ (67 tuổi, ngụ tại thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) khởi công xây dựng ngôi nhà 2 tầng, chi phí dự tính hơn 2,5 tỷ đồng.

10 năm trước, gia đình ông Võ còn thuộc diện khó khăn, ngôi nhà lụp xụp lại đông con, trong khi nghề biển bấp bênh.

Cuộc sống gia đình ông sang trang kể từ khi 4 con trai của ông lần lượt đi làm việc ở Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Canada và Tây Ban Nha. Cả gia đình người con trai đầu của ông Võ hiện định cư ở Tây Ban Nha.

W-aa1 copy.jpg
Trưởng thôn Long Hải Hồ Minh Thọ nói, thôn thoát nghèo ngoạn mục là nhờ người dân đi xuất khẩu lao động.

Ông Võ kể, nhiều năm nay ông không còn làm nghề biển, chỉ ở nhà trông cháu. Hằng tháng, các con gửi về một khoản tiền kha khá cho ông bà chi tiêu. Căn nhà mới xây dựng là kết quả của quá trình tích lũy tiền bạc do các con ông gửi về.

Không chỉ gia đình ông Võ, thôn Long Hải có nhiều gia đình đã thoát nghèo ngoạn mục. Nhiều hộ có cuộc sống sung túc nhờ tiền của con cái từ nơi xa gửi về.

Ông Hồ Minh Thọ, trưởng thôn Long Hải cho biết: “Trước đây, Long Hải là một thôn nghèo, rất nhiều hộ khó khăn vì sinh đẻ nhiều, chỉ biết bám víu vào nghề biển, thu nhập bấp bênh. Hơn 10 năm trở lại đây, rất ít người còn theo nghề biển. Họ chuyển hướng sang xuất khẩu lao động".

Theo ông Thọ, làn sóng xuất khẩu lao động ở thôn bắt đầu từ những năm 2010, nhiều thanh niên trong thôn đã gác lại ngư cụ, sang Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc lao động với mong ước thoát nghèo, làm giàu.

Khi cuộc sống ở xứ người ổn định, nhận thấy mức thu nhập cao hơn làm nghề biển, họ liền rủ anh em, họ hàng cùng nhau xuất ngoại.

Đến năm 2015, ở thôn nở rộ thêm phong trào đi các nước Canada, Mỹ, Úc… làm móng chân, móng tay (nail), phục vụ nhà hàng. Công việc ở bên đó có thu nhập tốt, nên hầu như nhà nào cũng có người đi, thậm chí cả gia đình cùng đi.

W-1000012478 copy.jpg
Nhiều hộ ở thôn Long Hải hiện "đi vắng cả nhà". Ảnh: Đậu Tình

Hiện, Long Hải chỉ còn 25 hộ gia đình làm ngư nghiệp, trong khi có đến gần 500 người đang làm việc ở nước ngoài. Long Hải được gọi là “làng xuất ngoại”.

Làng biển "lột xác"

Trưởng thôn Long Hải nhận định, những người lao động ở nước ngoài mỗi tháng kiếm được hàng chục triệu đồng, thậm chí một số người làm việc ở Canada, Úc, Mỹ… kiếm được cả trăm triệu đồng.

Những đồng ngoại tệ gửi về đã góp phần thay đổi làng quê. Nhà cửa khang trang mọc lên ngày càng nhiều, đời sống được nâng cao. Nhiều hộ có vốn đầu tư kinh doanh các mặt hàng hải sản.

“Thôn có 487 người đang lao động ở nước ngoài, số lượng tiền gửi về thôn mỗi năm dao động khoảng 100 tỷ đồng”, ông Thọ cho biết.

Theo ông, từ đầu năm đến nay đã có hơn 20 ngôi nhà được xây mới, trị giá từ 1,5- 2,5 tỷ đồng/căn. Toàn thôn có hơn 500 hộ, 2.588 nhân khẩu thì có đến 2/3 là nhà cao tầng, khang trang, đầy đủ tiện nghi. Tỷ lệ hộ khá, giàu ở thôn chiếm khoảng 60%. 

W-5f8c6f65 0617 4e0e 8082 e1af8578cc69 copy.jpg
Một ngôi nhà được xây dựng khang trang ở thôn Long Hải nhờ nguồn tiền lao động ở nước ngoài gửi về. Ảnh: Đậu Tình

Ông Thọ nói, khi mức thu nhập cao, người dân khá giả thì ý thức cũng được nâng cao, tệ nạn xã hội trong thôn hầu như không có. Khi thôn kêu gọi đóng góp các khoản xã hội hóa, người dân trong thôn đều tích cực hưởng ứng.

Ông Phạm Duy Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim cho biết, toàn xã có hơn 1.600 người đi xuất khẩu lao động, đông nhất là ở thôn Long Hải. Tính trung bình, ở Long Hải, một hộ có ít nhất một người đang lao động ở nước ngoài.

“Long Hải từ một thôn chủ yếu dựa vào nghề biển, đời sống người dân khó khăn, nay đã thay da đổi thịt. Nhờ xuất ngoại, nhiều gia đình đã đổi đời, trở nên giàu có.

Thôn Long Hải phát triển nhất xã, thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo rất ít. Trong thôn, nhiều nhà cao tầng, biệt thự mọc lên san sát. 

Nguồn lao động ở thôn Long Hải dồi dào trong khi nghề khai thác, đánh bắt gần bờ biển chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, các công việc khác thì ít, nên xuất khẩu lao động là một hướng đi phù hợp với người dân.

Thực tế đã chứng minh, xuất khẩu lao động không chỉ giúp thay đổi cuộc sống của người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, kéo theo các dịch vụ khác phát triển, đóng góp xây dựng nông thôn mới", ông Khánh nói.

Các tin khác

VPBank lần đầu công bố Báo cáo Phát triển Bền vững

Với việc công bố Báo cáo Phát triển Bền vững, VPBank không chỉ ghi dấu cột mốc chiến lược trong tiến trình minh bạch hóa thông tin và quản trị rủi ro, mà còn định vị ESG như một trọng tâm trong tầm nhìn phát triển dài hạn.

Tặng hàng chục triệu gigabit, Viettel đẩy nhanh tiến độ phổ cập 5G

Từ ngày 26/5 đến 1/6/2025, Viettel tặng 6GB data miễn phí dành cho khách hàng đang sử dụng điện thoại 5G nhưng chưa truy cập mạng 5G từ tháng 4/2025 đến trước thời điểm đăng ký. Chương trình nhằm khuyến khích người dân “bật 5G” để trải nghiệm công nghệ mới và nâng cao nhận thức về lợi ích thiết thực của 5G trong đời sống số.

Bất lực ngăn cha mẹ già mắc bẫy lừa đảo

Dùng mọi cách khuyên nhủ, ngăn cản nhưng bố mẹ vẫn không nghe, anh Hùng tặc lưỡi chi hơn 100 triệu đồng để ông bà mua chiếc giường đá "có tác dụng chữa đau lưng".

Không phải bỗng dưng tỉnh lẻ trở thành "ngôi sao" thu hút đầu tư

Nếu như Quảng Ninh gây ấn tượng khi cấp giấy chứng nhận đầu tư "thần tốc" chỉ trong 12 tiếng thì Bắc Ninh đã tạo dấu ấn trong lòng doanh nghiệp khi luôn có tổ công tác đặc biệt do Chủ tịch UBND tỉnh đứng đầu. Vốn không phải những đầu tàu kinh tế của cả nước, nhưng đây là 2 trong nhiều ví dụ điển hình của sự bứt phá về tăng trưởng kinh tế. Kết quả các địa phương này đạt được là bằng chứng rõ ràng để trả lời rằng: Không phải bỗng dưng tỉnh