Sức khỏe - Đời sống

Vô tình trông thấy thứ này trong ngăn kéo, cô gái phát hiện điều khó tin về anh bạn trai đi SH, sống như đại gia ngầm

Tóm tắt:
  • Cô gái 26 tuổi băn khoăn về việc có nên cưới bạn trai thường vay thẻ tín dụng.
  • Bạn trai 30 tuổi có lối sống như đại gia, nhưng lương chỉ 16 triệu/tháng.
  • Cô phát hiện anh tiêu 20 triệu/tháng, gây lo lắng về tình hình tài chính.
  • Người dùng mạng khuyên cô nên trò chuyện thẳng thắn với bạn trai về tài chính.
  • Cần làm rõ thu nhập, trách nhiệm tài chính và thói quen chi tiêu trước khi kết hôn.

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính, một cô gái đã trải lòng tâm sự và đặt ra thắc mắc: Liệu có nên cưới người bạn trai tháng nào cũng vay tiền thẻ tín dụng để chi tiêu?

Nguyên văn bài đăng của cô như sau: "Em 26 tuổi, lương 12 triệu/tháng. Người yêu em 30 tuổi, hiền lành, đẹp trai, ga lăng, phong cách lúc nào cũng bóng bẩy. Anh đi xe SH, xài iPhone 16 Pro Max, ăn uống toàn chỗ sang, quần áo thì nhãn hiệu lớn, mua sắm không bao giờ nhìn giá. Cảm giác như anh thuộc hội đại gia ngầm, nhìn thôi đã thấy tài chính vững vàng.

Vô tình trông thấy thứ này trong ngăn kéo, cô gái phát hiện điều khó tin về anh bạn trai đi SH, sống như đại gia ngầm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhưng rồi cú sốc đầu tiên đến khi em vô tình thấy hợp đồng lao động của anh trong ngăn kéo, lương ghi rõ 16 triệu. Em hơi bất ngờ, nhưng nghĩ chắc anh có thêm thu nhập bên ngoài nên mới thoải mái tiêu xài như vậy.

Rồi cú sốc thứ hai lại đến. Trước khi xác định tiến xa hơn, em có kiểm tra lịch sử tín dụng của anh, tá hỏa phát hiện ra tháng nào anh cũng quẹt thẻ tầm 20 triệu, nghĩa là lương không đủ tiêu, tháng nào cũng vay mượn tín dụng xoay vòng. Lương 16 triệu nhưng tiêu 20 triệu, điện thoại xịn, xe đẹp, sống như đại gia.

Theo mọi người, em có nên tiếp tục hay dừng lại? Hay em đang quá thực dụng mà không cho anh cơ hội?" .

Trong phần bình luận của bài đăng này, có khá nhiều người đưa ra những ý kiến trái chiều. Có người cho rằng lương ghi trên hợp đồng chưa chắc đã là con số thực nhận, có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Lại có người khẳng định lương 16 triệu, dùng thẻ hết 20 triệu mà vẫn trả đủ thì chẳng có gì đáng lo. Bên cạnh đó, cũng không ít người cho rằng thay vì lên mạng hỏi, cô gái cứ trò chuyện thẳng thắn với bạn trai, rồi từ đó tính tiếp.

"Thứ nhất, hợp đồng lao động không thể hiện hết thu nhập của người đó. Như chị, lương hợp đồng là 15 triệu nhưng tổng thu nhập công ty trả cả năm khoảng 700 triệu, trung bình khoảng 58 triệu/tháng.

Thứ hai, không phải cứ thiếu tiền tiêu mới quẹt thẻ tín dụng đâu em ơi. Có người quẹt để lấy tiền hoàn, có người cần ứng tiền cho công việc mà không muốn dùng tiền cá nhân thì quẹt thẻ rồi về công ty thanh toán sau.

Tóm lại, hai vấn đề em đưa ra không đủ để đánh giá tình trạng tài chính của anh này, cần quan sát thêm" - Một người nhận định.

"Không nên nhìn vào mấy cái bề nổi như vậy để đánh giá tình hình tài chính của bạn trai, thế là rất phiến diện. Tốt nhất nên nói chuyện thẳng thắn với nhau, chứ mấy cái bạn tự tìm hiểu được nó chẳng phản ánh điều gì" - Một người khác đồng tình.

"Nếu lương thực nhận 16 triệu mà tháng nào cũng tiêu 20 triệu thì đáng suy nghĩ. Nhưng vấn đề là bạn có chắc thu nhập của bạn trai chỉ chừng đó không?" - Một người khác đặt câu hỏi.

4 vấn đề tài chính cần làm rõ trước khi về chung 1 nhà

1 - Mức thu nhập và các khoản nợ của mỗi người

Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát chỉ là chuyện khả thi khi chúng ta chưa về chung một nhà. Không ai muốn lấy chồng, lấy vợ xong lại phải gánh thêm cả những khoản nợ mà bản thân mình chẳng phải người đi vay.

Vô tình trông thấy thứ này trong ngăn kéo, cô gái phát hiện điều khó tin về anh bạn trai đi SH, sống như đại gia ngầm- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lúc ấy, bỏ thì thương, vương thì tội. Tựu chung là cả hai chẳng ai vui vẻ, hạnh phúc được.

Bởi thế, thành thật với nhau về mức thu nhập hoặc các khoản nợ, không chỉ thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương, mà còn hạn chế nhiều cuộc xung đột không đáng có trong hôn nhân.

2 - Làm rõ trách nhiệm tài chính của từng người trong hôn nhân

Sau khi thành thật với nhau về mức thu nhập hiện tại cũng như các khoản nợ, có 3 câu hỏi mà các cặp đôi nên ngồi xuống, cùng nhau trả lời trước khi bàn chuyện làm đám cưới.

1. Ai là người quản lý tài chính trong gia đình?

2. Tỷ lệ đóng góp của mỗi người cho các khoản chi phục vụ đời sống, khoản tích lũy, khoản tiết kiệm phục vụ các mục tiêu lớn (sinh con, mua nhà, mua xe,...)?

3. Mỗi người sẽ dành bao nhiêu % thu nhập để phục vụ sở thích cá nhân của mình?

Không làm rõ 3 vấn đề này từ ban đầu, đời sống hôn nhân rất có thể sẽ rơi vào tình trạng bất đồng như cơm bữa.

3 - Cùng nhau "thử" gánh vác trách nhiệm tài chính trước khi cưới

Bàn bạc, thống nhất là bước đầu. Sau đó, cả hai có cùng nhau thực hiện được đúng như những gì đã đề ra hay không lại là chuyện khác. Để giảm thiểu sai số trước khi "ván đã đóng thuyền", tốt nhất là nên cho nhau thời gian thử nghiệm trọng trách đóng góp, gánh vác tài chính.

Có thử mới biết kế hoạch đề ra, vai trò của từng người trong việc đóng góp, quản lý tài chính đã phù hợp hay chưa. Rồi từ đó, mới tìm được hướng xử lý, giải quyết.

4 - Thành thật về các thói quen chi tiêu chưa tốt của bản thân

Không có gì khó hơn việc thừa nhận "tôi đã sai", đặc biệt là với những người có cái tôi quá cao. Tuy nhiên, hãy nghĩ đơn giản rằng, chúng ta không có ai là hoàn hảo. Người giỏi kiếm tiền rất có thể cũng sẽ là người tiêu tiền như nước. Người giỏi tiết kiệm có thể sẽ có lúc hơi "khắc nghiệt" với bản thân khi nghĩ tới chuyện hưởng thụ cuộc sống.

Vô tình trông thấy thứ này trong ngăn kéo, cô gái phát hiện điều khó tin về anh bạn trai đi SH, sống như đại gia ngầm- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tất cả những điều đó đều rất bình thường. Vấn đề quan trọng chỉ là bạn có nhận ra cái chưa đúng của bản thân, để điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống gia đình hay không mà thôi.

Mục tiêu tiết kiệm, mục đích xài tiền của chúng ta sẽ khác nhau ở từng giai đoạn trong cuộc sống. Hôn nhân cũng không phải ngoại lệ. Một cặp vợ chồng son sẽ có cách chi tiêu khác với những ông bố, bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Cách tiết kiệm của một cặp vợ chồng đã tậu được cả nhà lẫn xe chắc chắn sẽ có phần khác một gia đình "chưa có gì trong tay".

Nói vậy để hiểu rằng việc cùng nhau làm rõ cách quản lý chi tiêu hàng ngày và cả các khoản tích lũy cho tương lai, không phải là việc có thể làm một lần là xong. Và nếu né tránh, trì hoãn chẳng chịu làm, dăm bữa nửa tháng lại hục hoặc vì một vài triệu bạc cũng chẳng có gì lạ.

Chỉ là như vậy, liệu có đáng không?

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (8/4), khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có sương mù nhẹ, trời có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác, ban ngày nhiều mây, ít mưa. Dự báo hình thái thời tiết này còn duy trì ở miền Bắc đến ngày 11/4. Từ 12/4, miền Bắc có thể đón không khí lạnh. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, ngày nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Người trẻ nghiện mạng xã hội

Theo báo cáo “Cuộc sống số của người Việt Nam” (Digital life among Vietnamese) vừa được Q&Me phát hành, bạn trẻ trong nhóm tuổi từ 18-29 tuổi, đa phần (31%) dành 2-3 giờ mỗi ngày cho mạng xã hội, 20% sử dụng mạng xã hội trong 3-4 giờ mỗi ngày, 19% cho biết họ đang tiêu thụ các nội dung trên mạng xã hội trong hơn 5 tiếng mỗi ngày. Đáng chú ý, thời lượng dành cho các nền tảng truyền thông xã hội đặc biệt cao ở những người trong độ tuổi 20.

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng từ A đến Z

Mỗi mùa, Đền Hùng đều mang vẻ đẹp riêng nên du khách có thể đến đây quanh năm, tuy nhiên khoảng thời gian lý tưởng nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch.

4 ngôi sao bị ghét nhất

Dù là ngôi sao hạng A nhưng Dương Dương, Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, Thành Nghị đều vướng bê bối, nhiều yêu sách trong quá trình hợp tác bị người hâm mộ tẩy chay.

Tình tiết mới vụ hình ảnh, tin nhắn nhạy cảm về nữ hiệu trưởng

Trường Đại học Y Hà Nội có tân Chủ tịch Hội đồng trường; Nữ hiệu trưởng báo công an vì bị ghép ảnh tống tiền 300 triệu; Một số địa phương còn lúng túng khi triển khai thông tư về dạy thêm học thêm;… là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.