Thế giới

Người Mỹ tranh thủ mua iPhone trước "bão" thuế, Apple Store đông như "trẩy hội"

Tóm tắt:
  • Cuối tuần trước, các cửa hàng Apple Store tại Mỹ đông đúc do người tiêu dùng hoang mang về giá iPhone sẽ tăng.
  • Hầu hết khách hàng lo lắng về thuế quan mới làm tăng giá sản phẩm.
  • Apple đã chuẩn bị bằng cách tích trữ hàng tồn kho và chuyển sản xuất sang Ấn Độ, Việt Nam.
  • Nhiều người mua có tâm trạng "panic-buying" trước thông tin tiêu cực từ thị trường.
  • Sự kiện này cho thấy chính sách thương mại ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
TIN MỚI

Mặc dù cổ phiếu Apple đã trải qua những ngày giao dịch tồi tệ vào tuần trước do mối đe dọa từ thuế quan mới, chính sách này lại mang đến một lợi ích ngắn hạn không ngờ cho Apple: một làn sóng khách hàng đổ xô đến các cửa hàng bán lẻ để mua iPhone.

Nhân viên từ nhiều địa điểm Apple Store trên khắp nước Mỹ cho biết các cửa hàng đã chật cứng khách hàng trong hai ngày cuối tuần (ngày 5 và 6/4). Điểm chung là hầu hết người mua đều bày tỏ sự lo lắng rằng giá iPhone sẽ tăng chóng mặt sau khi các mức thuế mới được áp dụng hoặc thực thi. Phần lớn iPhone, sản phẩm chủ lực và quan trọng nhất của Apple, vẫn được sản xuất tại Trung Quốc, quốc gia đang đối mặt với mức thuế lên tới 145% theo chính sách mới.

Một nhân viên mô tả cửa hàng của mình bị "càn quét" bởi những người mua điện thoại trong tâm trạng hoảng sợ (panic-buying). "Hầu như khách hàng nào cũng hỏi tôi liệu giá có sắp tăng không," nhân viên này chia sẻ và yêu cầu giấu tên. Mặc dù không có cảnh xếp hàng dài như khi ra mắt iPhone mới, không khí tại các cửa hàng được mô tả là "nhộn nhịp như mùa lễ hội". Một nhân viên khác cho biết: "Mọi người đổ đến trong lo lắng và đặt câu hỏi," đồng thời nói thêm rằng công ty chưa có hướng dẫn cụ thể cho nhân viên về cách xử lý các thắc mắc này.

Người Mỹ tranh thủ mua iPhone trước "bão" thuế, Apple Store đông như "trẩy hội"- Ảnh 1.

Người Mỹ đang đổ xô đi mua iPhone trước những thông tin tiêu cực về thị trường. Ảnh: CNBC

Trước mối đe dọa thuế quan, Apple đã có những bước chuẩn bị, bao gồm việc tích trữ hàng tồn kho (như vụ vận chuyển khẩn cấp 600 tấn iPhone từ Ấn Độ về Mỹ được báo cáo gần đây) và nỗ lực chuyển hướng nhiều sản phẩm sản xuất tại Ấn Độ (chịu thuế thấp hơn Trung Quốc) sang thị trường Mỹ. Hãng cũng đã tăng cường sản xuất tại Việt Nam (mức thuế dự kiến cũng thấp hơn Trung Quốc) cho các sản phẩm như Apple Watch, Mac, AirPods và iPad.

Trong khi các nhà phân tích và người tiêu dùng lo ngại về viễn cảnh giá iPhone có thể lên tới hàng nghìn đô la, Bloomberg trước đó đã phân tích rằng Apple có thể sẽ thực hiện nhiều biện pháp, bao gồm gây áp lực lên nhà cung cấp và chấp nhận biên lợi nhuận thấp hơn để cố gắng giữ giá bán không tăng quá sốc so với mức khởi điểm hiện tại.

Các tin khác

Thị trấn Mỹ trong lòng Canada

Point Roberts là thị trấn thuộc Mỹ, nhưng khi người dân ở đây muốn đến thăm các thành phố Mỹ khác, họ phải đi qua Canada rồi mới tới được nơi muốn đến.

Bộ đôi phân khu phong cách Nhật - "Mạch vàng" truyền đời giữa "đảo tỷ phú"

Bộ đôi phân khu The Miyabi và The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng) đang trở thành đích ngắm của giới tinh hoa phía Bắc, không chỉ bởi thành công trong việc tái hiện không gian sống - nghỉ dưỡng thượng lưu chuẩn Nhật, mà còn vì tầm nhìn dài hạn trong cả về giá trị sống và giá trị đầu tư.

Quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hình sự: Yếu tố ‘người nổi tiếng’ là tình tiết tăng

Vụ án kẹo Kera gây chấn động dư luận khi Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố, còn Hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra. Qua vụ án này cũng là lời cảnh tỉnh về trách nhiệm pháp lý và đạo đức của người nổi tiếng, KOLS khi tham gia quảng cáo trong thời đại truyền thông số.

Tranh cãi trào lưu "gym bikini"

Ireland - Một chủ phòng gym cho rằng đồ tập quá ngắn là phản cảm, nhưng nhiều ý kiến phản bác, khẳng định sự thoải mái và sức khỏe mới là điều quan trọng khi tập luyện.